Bảo vệ môi trường, cấp nước sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm theo định hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh, nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn là mục đích mà chương trình muốn hướng tới.
Trong đó, chú trọng việc tập trung nguồn lực lớn, có trọng điểm của nhà nước và đẩy mạnh huy động nguồn lực của xã hội cho công tác bảo vệ môi trường, cấp nước sạch nông thôn và đảm bảo an toàn thực phẩm theo nguyên tắc ưu tiên hỗ trợ nguồn lực. Đồng thời, chất thải phát sinh phải được quản lý theo hướng coi là tài nguyên, theo hướng kinh tế tuần hoàn, khép kín, phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Mục tiêu cụ thể của chương trình đến năm 2025 là: Tối thiểu 93% dân số nông thôn được tiếp cận bền vững với nước sạch đạt quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày. |
Mục tiêu cụ thể của chương trình đến năm 2025 là: Tối thiểu 93% dân số nông thôn được tiếp cận bền vững với nước sạch đạt quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày; 75% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung; đảm bảo cấp nước sạch sinh hoạt quy mô hộ gia đình cho các hộ dân tại những khu vực chưa có khả năng tiếp cận với nước cấp tập trung.
100% số hộ nông thôn triển khai các giải pháp phân loại chất thải tại nguồn; 90% chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý; phấn đấu có từ 1 - 2 mô hình xử lý chất thải sinh hoạt quy mô cấp huyện trở lên với công nghệ phù hợp.
Có ít nhất 45% số hộ nông thôn có rác thải sinh hoạt được thu gom và xử lý bằng các biện pháp phù hợp, hiệu quả; 50% số đơn vị cấp huyện có triển khai mô hình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt phi tập trung theo cụm hoặc theo khu vực phù hợp, hiệu quả.
Trong những năm qua đã có nhiều địa phương đưa ra nhiều mô hình xử lý rác thải rất thiết thực, điển hình là mô hình “Biến rác thải hữu cơ thành phân vi sinh” tại xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc. |
Có ít nhất 80% chất thải chăn nuôi và 75% phụ phẩm nông nghiệp phải được thu gom, tái sử dụng, tái chế thành các nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường; 100% bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng được thu gom và xử lý theo đúng quy định; 100% chất thải rắn và 50% nước thải sản xuất của các làng nghề truyền thống được thu gom và xử lý theo quy định.
Có ít nhất 35% số huyện có đề án cải tạo chất lượng môi trường nước mặt khu vực công cộng và có mô hình xây dựng hoặc cải tạo cảnh quan ao hồ; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm; 80% số xã có tổ cộng đồng tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Có 90% chợ được kiểm soát an toàn thực phẩm (không bao gồm chợ tự phát); Có ít nhất 85% hộ gia đình nông thôn và 95% trường học, trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh được xây dựng và quản lý sử dụng đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Nguồn vốn để thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường , an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 gồm: Vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới; Vốn ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành; Vốn xã hội hoá; Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác; Vốn huy động hợp pháp khác.
Tác giả: Tiến Dũng
Nguồn tin: Báo Môi trường & Đô thị