Ứng viên chưa qua quản lý Khoa, Phòng
Sau khi Hiệu trưởng trường ĐH Y khoa Vinh nghỉ hưu, có hai Phó Hiệu trưởng thuộc diện quy hoạch được giới thiệu để bổ nhiệm chức danh Hiệu trưởng là Tiến sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa II, Nhà giáo ưu tú Cao Trường Sinh (SN 1963), kiêm chức Trưởng Phòng khám và PGS.TS Nguyễn Cảnh Phú (SN 1962), Bí thư Đảng ủy. Ban tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm qua đội ngũ cốt cán đối với hai ông. Tuy nhiên, Báo điện tử Người Tiêu Dùng nhận được phản ánh về tiêu chuẩn, chức danh của ông Nguyễn Cảnh Phú “có vấn đề”.
Cụ thể, ông Nguyễn Cảnh Phú lấy bằng Tiến sĩ một cách “siêu tốc” (trong vòng chưa đầy 2 năm - từ cuối 2001 đến tháng 7/2003), không qua đào tạo Thạc sĩ. Trong khi đó, theo quy định tại Việt Nam, thời gian đào tạo tiến sĩ theo hình thức tập trung là 4 năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học (loại khá trở lên, phù hợp với mã ngành dự tuyển tiến sĩ); 3 năm đối với người có bằng thạc sĩ. Mặt khác, chuyên ngành tiến sĩ của ông Nguyễn Cảnh Phú không phải là Y học lâm sàng; chưa qua quản lý cấp Khoa, Phòng; không đáp ứng tiêu chuẩn Hiệu trưởng theo quy định của Luật Giáo dục Đại học.
Một cán bộ ngành Y tế tỉnh Nghệ An nêu quan điểm: Mô hình trường Đại học Y khoa hiện đại là song song giữa đào tạo và thực hành, điều trị (xây dựng Phòng khám hoặc Bệnh viện trong trường đại học). Do đó, Hiệu trưởng đại học Y khoa cần có kinh nghiệm, khả năng về quản lý đào tạo đại học và y học lâm sàng.
Sau khi Hiệu trưởng trường ĐH Y khoa Vinh nghỉ hưu, có hai Phó Hiệu trưởng thuộc diện quy hoạch được giới thiệu để bổ nhiệm chức danh Hiệu trưởng là Tiến sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa II, Nhà giáo ưu tú Cao Trường Sinh (SN 1963), kiêm chức Trưởng Phòng khám và PGS.TS Nguyễn Cảnh Phú (SN 1962), Bí thư Đảng ủy. Ban tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm qua đội ngũ cốt cán đối với hai ông. Tuy nhiên, Báo điện tử Người Tiêu Dùng nhận được phản ánh về tiêu chuẩn, chức danh của ông Nguyễn Cảnh Phú “có vấn đề”.
Cụ thể, ông Nguyễn Cảnh Phú lấy bằng Tiến sĩ một cách “siêu tốc” (trong vòng chưa đầy 2 năm - từ cuối 2001 đến tháng 7/2003), không qua đào tạo Thạc sĩ. Trong khi đó, theo quy định tại Việt Nam, thời gian đào tạo tiến sĩ theo hình thức tập trung là 4 năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học (loại khá trở lên, phù hợp với mã ngành dự tuyển tiến sĩ); 3 năm đối với người có bằng thạc sĩ. Mặt khác, chuyên ngành tiến sĩ của ông Nguyễn Cảnh Phú không phải là Y học lâm sàng; chưa qua quản lý cấp Khoa, Phòng; không đáp ứng tiêu chuẩn Hiệu trưởng theo quy định của Luật Giáo dục Đại học.
Một cán bộ ngành Y tế tỉnh Nghệ An nêu quan điểm: Mô hình trường Đại học Y khoa hiện đại là song song giữa đào tạo và thực hành, điều trị (xây dựng Phòng khám hoặc Bệnh viện trong trường đại học). Do đó, Hiệu trưởng đại học Y khoa cần có kinh nghiệm, khả năng về quản lý đào tạo đại học và y học lâm sàng.
Trường ĐH Y khoa Vinh, thành lập năm 2010 trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Y tế Nghệ An.
Đúng quy trình?
Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nghệ An Lê Quốc Khánh cho rằng, công tác nhân sự tại trường đại học Y khoa Vinh đúng quy trình theo hướng dẫn của Thường trực Tỉnh ủy. Khi triển khai ở cơ sở dân chủ, công khai. Ông Nguyễn Cảnh Phú nằm trong danh sách quy hoạch cán bộ của tỉnh, đảm bảo đủ tiêu chuẩn đề bạt hiệu trưởng trường đại học Y khoa, theo Luật và quy định của Bộ GD-ĐT.
Ông Nguyễn Cảnh Phú cho biết, ông tốt nghiệp Học viện Y khoa Quốc gia Tashkent (thuộc Liên Xô) năm 1986, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa. Năm 2001 (cuối năm – PV), ông Phú trở lại Nga làm thực tập sinh tại Học viện Y học Quốc gia Saint-Peterburg. Tháng 7/2003, ông hoàn thành bảo vệ luận án Tiến sĩ Y học, chuyên ngành Y học nhiệt đới. Ông từng giữ chức vụ Phó Giám đốc, Phó Bí thư Chi bộ, Chủ tịch công đoàn Trung tâm Y tế dự phòng Nghệ An. Năm 2005, ông Nguyễn Cảnh Phú được bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Nghệ An (nay là Trường Đại học Y khoa Vinh) cho đến nay. Tháng 11/2013, ông Phú được công nhận Phó giáo sư Y học.
Ông Phú lý giải, thời gian Bảo vệ luận án Tiến sĩ ngắn hơn theo quy định trong nước, bỏ qua Thạc sĩ là tùy thuộc vào quá trình đào tạo của mỗi quốc gia; tùy thuộc vào khả năng cá nhân.
Trong khi đó, ứng viên Cao Trường Sinh đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng Đại học theo quy định. Ông Cao Trường Sinh là BSCK II, Tiến sĩ chuyên ngành Nội - Tim mạch, Ủy viên Ban chấp hành Hội Tim mạch Quốc gia Việt Nam, Thành viên Trường môn Tim mạch Asean (FAsCC) và Hoa Kỳ (FACC), Ủy viên Hội Tăng huyết áp thế giới. Ông Sinh là người đầu tiên của tỉnh Nghệ An nhận bằng Tiến sĩ Nội tim mạch với đề tài “Nghiên cứu nhịp sinh học huyết áp ở bệnh nhân nhồi máu não và đánh giá hiệu quả của Lecarnidipine” và từng giữ chức Phó Giám đốc Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An.
Trường ĐH Y Vinh phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo, đồng thời là cơ sở thực hành, điều trị có uy tín.
Hiệu trưởng phải qua quản lý cấp Khoa, Phòng Điều 20, Luật Giáo dục Đại học 2013 quy định tiêu chuẩn Hiệu trưởng trường Đại học: “Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín về khoa học, giáo dục, có năng lực quản lý và đã tham gia quản lý cấp Khoa, Phòng của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 5 năm”. Theo trình bày của ông Nguyễn Cảnh Phú thì ông Phú chưa từng tham gia quản lý cấp Khoa, Phòng của cơ sở giáo dục đại học. |
Tác giả bài viết: La Minh