Men theo sự chỉ dẫn của những người bạn sành đồ ăn vặt, thức uống giải khát bình dân Sài Gòn, tôi tìm đến quán nước mía của cô Nguyễn Thị Lan Thanh (47 tuổi, quê Bình Dương) nằm trên đường Phan Văn Trị, quận Bình Thạnh một chiều tháng 5 vô cùng oi bức.
Mỗi ngày tiêu thụ 3 tấn mía
"Thấy xe nước mía này lạ không con, xay bao nhiêu mía nhưng không phát ra tiếng ồn ảnh hưởng đến ai cả" - cô Thanh nói và bật mí cho tôi biết, đây là xe nước mía tự chế, vì chồng của cô, chú Nguyễn Văn Trúc (48 tuổi) trước đây là một thợ sửa máy.
Phía bên trái chiếc xe, chiếc giỏ cần xé đựng đầy bã mía mỗi lúc một phình lên. Có 3 nhân viên là những con cháu trong nhà liên tục xay nước mía và đóng ly cho khách nhưng không xuể, hết người này đi đã tới tốp khác đến. Cô Thanh mỉm cười cho biết, tiệm hoạt động từ 8 giờ sáng đến 18 giờ chiều nhưng đông nhất vẫn là thời điểm từ sáng đến giữa trưa.
"Quán mở từ năm 1999 nhưng cái nghề này theo cô từ hồi còn con gái, lúc còn xay nước mía bằng xe cây. Ban đầu bán cũng chậm rồi từ từ có mối quen. Từ 1.000 đồng một ly rồi lên hai ngàn, ba ngàn. Riết rồi giờ lên 5.000, khi quán đã mở gần 20 năm" - cô Thanh nhớ lại.
Tôi hỏi cô bí quyết để có thể giữ chân khách mà tồn tại đến giờ này. Cô Thanh cười tươi rói đáp: "Cô thấy quán người ta sao thì mình cũng bán y vậy à. Cũng mía xay bỏ vô đá vậy thôi. Có khác là mình không ham bỏ đá nhiều mà bỏ chỉ vừa đủ lạnh để mía còn nguyên chất. Còn mía thì lấy ở tận gốc trên Tây Ninh luôn".
Có lẽ nhờ vậy mà theo anh Minh Tân (24 tuổi, ngụ Bình Thạnh) thì nước mía ở tiệm cô Thanh có vị ngọt rất riêng, không lẫn vào đâu được. Anh cho biết, mình uống nước mía ở đây từ lúc 9 tuổi. "Nước mía ngon mà bà chủ lại rất dễ thương nên mình chỉ quen uống ở đây" - anh Tân nói.
Khoảng thời gian này, mỗi ngày vợ chồng cô Thanh phải nhập liên tục mía từ Gò Dầu (Tây Ninh). Cô chú cũng đầu tư hẳn một chiếc máy tách vỏ mía. "Mía sau khi tách vỏ xong sẽ tiếp tục được cắt phần già hay những đoạn hư. Sau đó được rửa thật sạch, cắt khúc rồi mới được ép để bảo đảm sạch sẽ, chất lượng. Thường mỗi ngày chú lấy một xe tải mía khoảng 4 tấn, qua các công đoạn cũng còn hơn 3,5 tấn. Khi cao điểm phải nhập luôn hai xe mỗi ngày" - chú Trúc chia sẻ.
Không biết khi cao điểm là lúc nào, nhưng chỉ hơn nửa tiếng ngồi tại đây, số khách đến mua nước mía đã lên đến vài chục người và đa phần đều mua với số lượng lớn. Trong đó, có rất nhiều phụ huynh chở theo con cái mình tìm đến chỉ để uống một ly nước mía.
Tính tình vốn phóng khoáng, rộng rãi nên khi gặp khách là học sinh, sinh viên hay người nghèo, cô Thanh luôn tìm cách bỏ nhiều nước mía hơn, ít đá lại. Thậm chí có những trường hợp khó khăn quá, cô cũng vui vẻ cho không. Chính vì vậy nên dù bán được với số lượng lớn mỗi ngày nhưng quán nước mía chủ yếu lấy công làm lời là chính.
Vui buồn nghề "không sát sinh"
Hỏi về kỷ niệm vui buồn với nghề, cô Thanh tươi rói bảo rằng, vui nhất là mình không phải sát sinh, lại có thể làm nhiều người ngon miệng.
Nhớ có lần một nữ khách đến uống nước mía nhưng lại quên theo ví, mà ngặt cái đúng lúc xe hết xăng, cô Thanh chẳng chút mảy may, rút tiền cho vị khách chưa hề quen biết mượn, rồi miễn phí luôn ly nước mía. Chính sự chân thành người ấy cô có được một mối ruột đến giờ. Noi gương cô Thanh, rất nhiều trường hợp khách uống nước mía xong bỏ quên ví tiền tại bàn được các con cháu cô tìm cách trả lại mà không cần báo đáp.
Tiếng lành đồn xa, những ly nước mía ngọt ngào nơi đây còn chính phục luôn cả những người con xa quê. "Có ông Việt kiều bên Pháp, cứ Noel là về Việt Nam tránh rét, mỗi ngày mỗi ra uống, đến hết tháng ba mới đi. Có người còn chụp hình đem rửa tặng cô, cô còn giữa luôn tới giờ" - chủ quán nước mía nói.
Hơn 6 tháng nay, quán "cập nhật" thêm món nước mía sầu riêng và nước mía dâu để khách có thể đổi vị. Dù giá của hai loại trái cây này khá đắt nhưng chủ quán vẫn giữ nguyên tắc cũ, ly đầy ắp, rất ít đá và giá cực kỳ phải chăng.
Gần đến giờ tan tầm, quán càng lúc càng đông, người Sài Gòn đổ xô đến xếp hàng để tìm cho mình sự ngọt ngào giữa tiết trời khắc nghiệt. Cô Thanh cho biết, nhờ cần mẫn quán nước mía của cô có thể nuôi đủ cả gia đình mà không phải chật vật.
Mỗi ngày tiêu thụ 3 tấn mía
"Thấy xe nước mía này lạ không con, xay bao nhiêu mía nhưng không phát ra tiếng ồn ảnh hưởng đến ai cả" - cô Thanh nói và bật mí cho tôi biết, đây là xe nước mía tự chế, vì chồng của cô, chú Nguyễn Văn Trúc (48 tuổi) trước đây là một thợ sửa máy.
Phía bên trái chiếc xe, chiếc giỏ cần xé đựng đầy bã mía mỗi lúc một phình lên. Có 3 nhân viên là những con cháu trong nhà liên tục xay nước mía và đóng ly cho khách nhưng không xuể, hết người này đi đã tới tốp khác đến. Cô Thanh mỉm cười cho biết, tiệm hoạt động từ 8 giờ sáng đến 18 giờ chiều nhưng đông nhất vẫn là thời điểm từ sáng đến giữa trưa.
"Quán mở từ năm 1999 nhưng cái nghề này theo cô từ hồi còn con gái, lúc còn xay nước mía bằng xe cây. Ban đầu bán cũng chậm rồi từ từ có mối quen. Từ 1.000 đồng một ly rồi lên hai ngàn, ba ngàn. Riết rồi giờ lên 5.000, khi quán đã mở gần 20 năm" - cô Thanh nhớ lại.
Tôi hỏi cô bí quyết để có thể giữ chân khách mà tồn tại đến giờ này. Cô Thanh cười tươi rói đáp: "Cô thấy quán người ta sao thì mình cũng bán y vậy à. Cũng mía xay bỏ vô đá vậy thôi. Có khác là mình không ham bỏ đá nhiều mà bỏ chỉ vừa đủ lạnh để mía còn nguyên chất. Còn mía thì lấy ở tận gốc trên Tây Ninh luôn".
Có lẽ nhờ vậy mà theo anh Minh Tân (24 tuổi, ngụ Bình Thạnh) thì nước mía ở tiệm cô Thanh có vị ngọt rất riêng, không lẫn vào đâu được. Anh cho biết, mình uống nước mía ở đây từ lúc 9 tuổi. "Nước mía ngon mà bà chủ lại rất dễ thương nên mình chỉ quen uống ở đây" - anh Tân nói.
Khoảng thời gian này, mỗi ngày vợ chồng cô Thanh phải nhập liên tục mía từ Gò Dầu (Tây Ninh). Cô chú cũng đầu tư hẳn một chiếc máy tách vỏ mía. "Mía sau khi tách vỏ xong sẽ tiếp tục được cắt phần già hay những đoạn hư. Sau đó được rửa thật sạch, cắt khúc rồi mới được ép để bảo đảm sạch sẽ, chất lượng. Thường mỗi ngày chú lấy một xe tải mía khoảng 4 tấn, qua các công đoạn cũng còn hơn 3,5 tấn. Khi cao điểm phải nhập luôn hai xe mỗi ngày" - chú Trúc chia sẻ.
Không biết khi cao điểm là lúc nào, nhưng chỉ hơn nửa tiếng ngồi tại đây, số khách đến mua nước mía đã lên đến vài chục người và đa phần đều mua với số lượng lớn. Trong đó, có rất nhiều phụ huynh chở theo con cái mình tìm đến chỉ để uống một ly nước mía.
Tính tình vốn phóng khoáng, rộng rãi nên khi gặp khách là học sinh, sinh viên hay người nghèo, cô Thanh luôn tìm cách bỏ nhiều nước mía hơn, ít đá lại. Thậm chí có những trường hợp khó khăn quá, cô cũng vui vẻ cho không. Chính vì vậy nên dù bán được với số lượng lớn mỗi ngày nhưng quán nước mía chủ yếu lấy công làm lời là chính.
Vui buồn nghề "không sát sinh"
Hỏi về kỷ niệm vui buồn với nghề, cô Thanh tươi rói bảo rằng, vui nhất là mình không phải sát sinh, lại có thể làm nhiều người ngon miệng.
Nhớ có lần một nữ khách đến uống nước mía nhưng lại quên theo ví, mà ngặt cái đúng lúc xe hết xăng, cô Thanh chẳng chút mảy may, rút tiền cho vị khách chưa hề quen biết mượn, rồi miễn phí luôn ly nước mía. Chính sự chân thành người ấy cô có được một mối ruột đến giờ. Noi gương cô Thanh, rất nhiều trường hợp khách uống nước mía xong bỏ quên ví tiền tại bàn được các con cháu cô tìm cách trả lại mà không cần báo đáp.
Tiếng lành đồn xa, những ly nước mía ngọt ngào nơi đây còn chính phục luôn cả những người con xa quê. "Có ông Việt kiều bên Pháp, cứ Noel là về Việt Nam tránh rét, mỗi ngày mỗi ra uống, đến hết tháng ba mới đi. Có người còn chụp hình đem rửa tặng cô, cô còn giữa luôn tới giờ" - chủ quán nước mía nói.
Hơn 6 tháng nay, quán "cập nhật" thêm món nước mía sầu riêng và nước mía dâu để khách có thể đổi vị. Dù giá của hai loại trái cây này khá đắt nhưng chủ quán vẫn giữ nguyên tắc cũ, ly đầy ắp, rất ít đá và giá cực kỳ phải chăng.
Gần đến giờ tan tầm, quán càng lúc càng đông, người Sài Gòn đổ xô đến xếp hàng để tìm cho mình sự ngọt ngào giữa tiết trời khắc nghiệt. Cô Thanh cho biết, nhờ cần mẫn quán nước mía của cô có thể nuôi đủ cả gia đình mà không phải chật vật.
Tác giả: Thiên Kim
Nguồn tin: Báo aFamily