Tại phòng đẻ ở các bệnh viện phụ sản, không thiếu những câu chuyện bi hài. Dưới đây là câu chuyện do bác sĩ L. (26 tuổi), BV phụ sản tại TP. HCM chia sẻ.
Tôi có anh bạn tên L., học cùng nhau suốt những năm cấp ba. Hồi ấy, nghe L. kể cậu sẽ thi vào khoa sản, cả lớp chúng tôi đều ré lên cười và không tin một đứa con trai như L. lại chọn học ngành đó.
Bẵng đi một thời gian, tình cờ chúng tôi có dịp gặp lại, tôi hỏi thăm về công việc L. đang làm. Cậu cười bảo, đợt đấy tôi vẫn chọn khoa sản để theo học. Sau khi ra trường, tôi về công tác ở khoa Sản tại một bệnh việ ở Hà Nội, rồi lại chuyển vào làm trong một bệnh viện tại TP. HCM.
L. cười bảo, trong môi trường này có "ngàn lẻ một" chuyện cười ra nước mắt. Cũng có không ít những kỉ niệm “để đời” mà có lẽ không làm trong nghề thì khó hình dung ra được.
Ảnh có tính chất minh họa. Nguồn ảnh: Internet
L. tâm sự: “Cách đây 4 năm, khi ấy tôi đang là sinh viên đi thực tập. Là con trai lại là bác sĩ sản nên ngay từ những ngày đầu tiên tôi đã lên “dây cót” tinh thần, “trơ tuyệt đối” với những vấn đề giới tính tế nhị. Thế nhưng, lần đầu tiên đến khoa sản, tôi vẫn không tránh khỏi cảm giác thẹn thùng”.
Vẫn nhớ như in cảm giác một tháng “đóng quân” ở đây, L. kể: “Tôi vốn là đứa dạn dĩ, chẳng sợ máu me, ma quỷ bao giờ. Thế nhưng, lần đó tôi được tham gia cùng kíp đỡ đẻ cho một sản phụ.
Mặc dù, không được trực tiếp làm mà chỉ đứng phụ, nhưng khi nghe tiếng sản phụ la hét, vật vã lăn lộn trên bàn đẻ, hai chân tôi vẫn run lẩy bẩy, mặt mày tái mét chỉ dám lùi ra xa. Vậy mà, khi đón đứa bé từ tay y tá, cảm giác hạnh phúc ùa đến khiến tôi quên đi bao nỗi sợ hãi và xấu hổ”.
L. còn chia sẻ, một lần khác anh “cười vỡ bụng” vì chứng kiến tình huống oái ăm của một nam đồng nghiệp khi đỡ đẻ cho sản phụ bị chị ta cầm nhầm “của quý”.
“Hôm ấy tôi được chỉ định đứng phụ mổ cùng ekip của bệnh viện. Rút kinh nghiệm cũng như quen dần với công việc, tôi không còn cảm giác sợ hãi hay lúng túng. Khi sản phụ vừa nằm lên bàn đẻ, cơn đau bất ngờ ập đến khiến chị bắt đầu gào khóc.
Trên bàn đẻ, hai tay sản phụ được đặt tại một vị trí cố định để nắm chặt, dồn lực xuống dưới nhưng vì đau quá chị đã không ghì chặt, tay quơ loạn lên. Bất ngờ, chị đập mạnh tay cầm vào "chỗ nhạy cảm" của bác sĩ nam đứng bên cạnh.
Lúc đấy, mặt anh ấy biến sắc. Tuy nhiên, vì đã quen với nhiều trường hợp như thế nên anh ấy nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và tiếp tục công việc”, anh kể.
Hỏi ra mới biết trước khi đi đẻ, sản phụ đó được chị cùng cơ quan mách nước về cách vượt cạn đơn giản mà không quá đau đớn. Đó là nắm chặt hoặc bấu vào bất cứ vật gì xung quanh nhưng, vì đau quá nên chị mới vung tay loạn xạ.
Ảnh có tính chất minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Một kỉ niệm mà L. nhớ nhất là vào dịp mùa đông năm ngoái. Đó là trường hợp một sản phụ đứng trước cơn nguy kịch, ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh.
“Một ngày đầu tuần, lúc đó bệnh viện tiếp nhận trường hợp là một phụ nữ thai non nhưng đang bị chảy máu. Sản phụ la hét, giãy giụa dữ dội. Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhau thai bám không đúng chỗ gây chảy máu nặng phải tiến hành mổ gấp.
Vì vậy, ngay tại phòng mổ, L. và một bác sĩ khác đã tiếp cho sản phụ một đơn vị máu. Được tiếp thêm máu cùng nhóm, ca mổ thành công. Sản phụ qua khỏi cơn nguy kịch, thai nhi khỏe mạnh, cả mẹ và con đều sống.
Sau khi ca mổ thành công, cả ekip đều thở phào nhẹ nhõm, người nhà bệnh nhân vui mừng khôn xiết. Đến nay, gia đình sản phụ vẫn giữ liên lạc, thường xuyên thăm hỏi, cảm ơn ekip của bệnh viện", L. kể.
Tác giả bài viết: M. Giang - H. Thúy
Nguồn tin: