1. Lá cây xạ đen
Xạ đen có chứa hợp chất kháng ung thư: flavonoid - một loại chất có tác dụng chống oxy hóa có tác dụng phòng chống ung thư hiệu quả. Flavonoid là những chất oxy hóa chậm, làm chậm quá trình oxy hóa của các gốc tự do - những tác nhân xấu như bệnh ung thư, lão hóa, hủy tế bào… Chất flavonoid có tác dụng bảo vệ cơ thể, làm chậm sự phát triển của các tế bào ưng thư, các khối u ác tính.
Hiện nay, xạ đen là loại cây được sử dụng trong Đông y và Tây y để giúp hỗ trợ chữa trị các bệnh liên quan đến ung thư, các khối u rất hiệu quả. Đã có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị ung thư của cây xạ đen.
|
2. Lá trà xanh
Theo báo cáo đăng trên tạp chí Oral Oncology (Mỹ) năm 2021, các nhà nghiên cứu Mỹ đã phân tích 19 nghiên cứu với 4.675 người cho thấy, uống trà xanh có tác dụng bảo vệ và ngăn ung thư miệng. Một phân tích khác trên 51 nghiên cứu với 1,6 triệu người ở Mỹ cũng cho thấy, trà xanh giúp giảm nguy cơ ung thư phổi, nhất là ở nam giới. Tiêu thụ trà xanh có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Người mắc ung thư cũng có thể uống trà xanh để hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện sức khỏe tổng thể. Uống trà xanh còn giúp sảng khoái tinh thần, loại bỏ độc tố trong cơ thể.
|
3. Cây bìm bịp
Cây bìm bịp còn có tên gọi là cây xương khỉ được sử dụng như một loại thảo dược chữa nhiều bệnh trong dân gian. Ngoài ra, cây còn có các tên khác như mảnh cộng, lá cầm, ưu độn thảo, bìm bìm, cây bạch sửu, khiên ngưu tử …với tên khoa học Clinacanthus nutans, thuộc họ ô rô.
Cây bìm bịp có tác dụng lợi tiểu, hạn chế ô xi hóa trong các tế bào, làm kích hoạt tế bào lành, tính lương hàn. Giúp cơ thể giải độc tố, ức chế các tế bào lạ trong đó có tế bào ung thư. Nâng cao sức đề kháng cơ thể, làm bền thành mạch, dưỡng tâm.
Cách dùng cho hỗ trợ cho điều trị ung thư: Có thể dùng cây khô khoảng 20 - 30g sắc uống mỗi ngày, nếu dùng tươi thì có thể gấp đôi liều lượng. Ngoài ra có thể phối hợp với một số loại cây khác thì tác dụng sẽ mạnh hơn như: Quả ké, bồ công anh, hoàng cung trinh nữ.
|
4. Lá cây đu đủ
Lá đu đủ chứa 1 lượng nhỏ protein, lipid, carbohydrat, ngoài ra còn có chất xơ, betacaroten, một số vitamin (B1, B2, B3, B6, B9, C) và chất khoáng (canxi, magie, sắt, phospho, K).
Trong lá đu đủ cũng chứa một số chất sinh học có tác dụng chống oxy hóa, giảm sốt (flavonoids, comaurins), đề kháng ung thư (cyanogenic glycosides), đề kháng đái tháo đường (quinones).
Lá đu đủ cũng đang được nghiên cứu về ảnh hưởng và tác dụng với bệnh lý. Một nghiên cứu với dịch chiết xuất từ lá đu đủ khô cho thấy chúng có tác dụng ức chế tăng trưởng của một số tế bào khối u, tăng cường độc tính tế bào chống lại các tế bào ung thư và có điều chỉnh các gen liên quan đến chống khối u.
|
Tác giả: Linh Chi (T/h)
Nguồn tin: ĐSPL/NĐT