|
Tính đến sáng ngày 21/6, TP.HCM ghi nhận 1.651 ca nhiễm Covid-19. Số lượng ca nhiễm cộng đồng tăng nhanh buộc người dân phải xét nghiệm lấy mẫu, chấp hành nguyên tắc phòng, chống dịch.
Tại các điểm xét nghiệm, người dân phải tuân thủ đúng quy định xếp hàng cách nhau 2m, hạn chế nói chuyện, trao đổi cũng như tuân thủ theo sự hướng dẫn của lực lượng công an, dân phòng và cán bộ y tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những người dân có ý thức tốt thì vẫn còn không ít trường hợp gây cản trở công tác phòng, chống dịch. Điển hình là câu chuyện của người phụ nữ trong clip được đăng tải trên Tiktok mới đây.
Theo thông tin ban đầu thì sự việc xảy ra tại 1 chung cư ở Tp. Hồ Chí Minh. Khi lực lượng y tế đang tiến hành lấy mẫu thì 1 người phụ nữ không chịu xếp hàng, có hành vi chen ngang và không đảm bảo giãn cách. Chứng kiến cảnh này, một thanh niên tiến đến nhắc nhở người phụ nữ nhưng chị phản kháng, thậm chí còn ho và phun nước bọt vào mặt anh.
Không kiềm chế được cảm xúc, nam thanh niên đã tát người phụ nữ. Chị này sau đó đã ôm mặt, lăn ra đất "ăn vạ". Người dân xung quanh tập trung đứng xem rất đông và một lúc sau, bảo vệ chung cư buộc phải đứng ra hòa giải.
|
Người phụ nữ nằm ăn vạ sau khi bị nam thanh niên áo vàng tát |
Clip đăng tải trên Tiktok đã thu hút hơn 60k lượt like cùng hàng nghìn bình luận. Một luồng tranh cãi trái chiều cũng nổ ra khi theo dõi hành động của nhân vật chính trong clip.
Nhiều người cho rằng nam thanh niên đã hành động "quá tay" với phụ nữ, là đàn ông không nên đánh người với bất kỳ lý do gì.
"Chị ấy có việc gấp mới làm thế, đàn ông mà không nhường phụ nữ được hay sao?"
"Dù chị ta có sai nhưng không nên lấy vũ lực ra giải quyết. Trời nắng nóng, mỗi người nhường nhau một tí không được hay sao mà còn thái độ?".
Tuy nhiên, đa phần ý kiến khác lại không chấp nhận được hành động phá hàng vô văn hóa của người phụ nữ trên.
"Phụ nữ thì cũng bình đẳng, chứ mắc gì phải nhường? Không nói xin người ta còn chen ngang, ho với phun nước bọt vào người ta?
"Bình đẳng giới không có ý nghĩa gì với người phụ nữ vô văn hóa này".
"Ai cũng vội, cũng có công việc riêng. Tự ý chen ngang như chị thì bao người phía sau xếp hàng để làm gì?"
Hiện câu chuyện trên vẫn chưa đi đến hồi kết. Theo mọi người thì ai sai ai đúng? Liệu phụ nữ có quyền ưu tiên trong trường hợp này hay không?
Tác giả: H.Yến
Nguồn tin: Pháp luật & Bạn đọc