Công dụng của lá trầu không
|
Theo phân tích dinh dưỡng, cứ 100 gr lá trầu không thì có đến 85.4% độ ẩm, 3.1% protein, 0.8% chất béo, 2.3% muối khoáng, 2.3% chất xơ và 6.1% carbohydrate. Hàm lượng khoáng chất và vitamin chủ yếu là canxi, caroten, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C. Riêng giá trị calo lên tới 44.
Nhiều nghiên cứu gần đây còn cho biết lá trầu không còn chứa cả chất tanin, đường,điataza và tinh dầu. Tinh dầu của nó có màu vàng nhạt, hương thơm nồng, khi nếm có vị nóng và cay.
Ngoài ra, trầu không còn chứa một dạng phenol có tên là chavicol có đặc tính khử trùng rất tốt. Chính vì vậy trầu không sẽ rất hữu ích với sức khỏe con người.
Loại lá này có chứa nhiều nước, muối khoáng, protein, chất xơ, carbohydrate cùng nhiều loại khoáng chất khác như kẽm, canxi nên có tác dụng đẩy lùi melamin trị nám và tàn nhang hiệu quả.
Một số cách chăm sóc sức khỏe bằng lá trầu không
Cách 1: Lá trầu không rất tốt trong làm đẹp
|
Mặt nạ lá trầu không trị nám tàn nhang
Nguyên liệu:
- Lá trầu không
- Muối hạt
Cách làm:
- Rửa sạch lá trầu không rồi ngâm trong nước muối loãng. Sau đó vớt ra để ráo nước.
- Cho nắm lá trầu không vào nồi nước luộc rồi tiếp tục vớt lá trầu không đã chín vào máy xay nhuyễn cùng một chút nước luộc.
- Bỏ lá trầu không đã xay vào nồi nước luộc rồi đun cho đến khi được hỗn hợp sền sệt.
- Cho hỗn hợp vào hũ kín rồi bỏ trong tủ lạnh.
Cách 2: Lá trầu chữa bệnh phụ khoa
|
Như chúng ta đã biết, trầu không có tính sát khuẩn cao nên có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm... vì vậy có công dụng nhất định trong việc chăm sóc và bảo vệ vùng kín của chị em phụ nữ.
Lá trầu rất tốt cho chị em bị viêm nhiễm, nấm ngứa vùng kín
Do đó khi bị viêm nhiễm, nấm ngứa vùng kín các chị em có thể dùng lá trầu để trị bệnh với cách làm vô cùng đơn giản dưới đây:
- Lá trầu không rửa sạch cho vào nồi nước đun thật đặc với một chút muối.
- Để sôi 5 - 10 phút rồi tắt bếp, tiếp tục đậy kín vung nồi cho đến khi nồi nước là trầu chỉ còn ấm.
- Dùng nước lá trầu để rửa vùng kín và ngồi ngâm vùng kín khoảng 10 - 15 phút.
- Áp dụng ít nhất 1 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt.
Lưu ý:
- Nếu sau khi đun không đủ nước để ngâm các bạn có thể hòa thêm nước nóng cho đủ dùng.
- Nếu ngứa ngáy quá không chịu được thì nên một ngày ngâm rửa 2 - 3 lần cho tác dụng triệt để.
Cách 3: Lá trầu không trị đau họng
|
Khi đau họng, dùng trầu không sẽ rất công hiệu. Lấy lá trầu không và ít hoa quả xay nhuyễn lấy nước, trộn thêm mật ong rồi ngậm thật lâu, nếu uống được thì càng tốt, sẽ giảm các kích thích gây ho.
Tác giả: Trúc Chi
Nguồn tin: phununews.vn