Kể ra đây ắt là không xuể những lần thủ môn của chúng ta khiến đội nhà điêu đứng ở những giải đấu quan trọng. Việc người giữ đền nhưng lại… đốt đền xảy ra liên tục và đều đặn như đã thành cố tật.
Tiger Cup 1998, khi cả dân tộc đều nghĩ về một chiếc cúp vô địch thì cái lưng của Sasi Kumar và pha bắt bóng nghiệp dư của Trần Tiến Anh khiến tuyển Việt Nam khóc ròng. Chỉ một tích tắc đó thôi, cả một thế hệ vàng không bao giờ vượt qua được cái mốc huy chương bạc.
Tiger Cup 2000, thất bại ở bán kết trước Indonesia khiến HLV Rield trao quyền bắt chính trận tranh giải Ba cho Võ Văn Hạnh. Nhưng thủ môn này lại có pha bắt lọt tay khiến đội nhà thua Malaysia đến 0-3. Văn Hạnh chính là trợ lý của thuyền trưởng Hữu Thắng tại AFF Cup 2016.
Tiger Cup 1998, khi cả dân tộc đều nghĩ về một chiếc cúp vô địch thì cái lưng của Sasi Kumar và pha bắt bóng nghiệp dư của Trần Tiến Anh khiến tuyển Việt Nam khóc ròng. Chỉ một tích tắc đó thôi, cả một thế hệ vàng không bao giờ vượt qua được cái mốc huy chương bạc.
Tiger Cup 2000, thất bại ở bán kết trước Indonesia khiến HLV Rield trao quyền bắt chính trận tranh giải Ba cho Võ Văn Hạnh. Nhưng thủ môn này lại có pha bắt lọt tay khiến đội nhà thua Malaysia đến 0-3. Văn Hạnh chính là trợ lý của thuyền trưởng Hữu Thắng tại AFF Cup 2016.
Thủ thành Nguyên Mạnh rất "đen" khi gặp Indonesia. Anh mắc những sai lầm nghiêm trọng trước đội bóng này ở cả AFF Cup 2014 lẫn 2016. Ảnh: Quốc Bảo.
Cũng vẫn là Tiger Cup, năm 2004, Trần Minh Quang đón hụt điểm rơi, mở ra trận đấu thảm hoạ 0-3 trước Indonesia của Peter Withe. Sau đó, tuyển Việt Nam dừng bước ngay vòng bảng trên sân nhà, còn HLV Edson Tavares mất việc.
Bán kết lượt đi AFF Cup 2010, Bùi Tấn Trường khum hai bàn tay hứng quả đánh đầu cực kỳ đơn giản, nhưng bằng một cách điên rồ nào đó, trái bóng vẫn bay vào lưới. Sau đó, thủ môn người Đồng Tháp bảo rằng anh bị chiếu đèn laser từ khán đài, nhưng chẳng có BTC nào đoái hoài đến điều đó. Malaysia thắng 2-0 ở Kuala Lumpur, đúng bằng tỷ số chung cuộc sau 2 lượt trận.
Sau thời của Tấn Trường, tuyển Việt Nam thử thách một vài thủ môn khác như Bửu Ngọc, Thanh Bình, nhưng rồi Nguyên Mạnh mới là người chiếm suất chính dài dài. Mặc dù vậy, người gác đền SLNA thường chỉ được nhắc đến với những pha cười ra nước mắt.
AFF Cup 2014, Nguyên Mạnh để bóng lọt qua hai chân, bất ngờ biếu Indonesia bàn gỡ 2-2 ở vòng bảng. Tuyển Việt Nam vẫn vào bán kết, thắng Malaysia 2-1 trên sân khách nhưng quay về Mỹ Đình, phong độ tệ hại của Nguyên Mạnh và hàng thủ (Ngọc Hải, Văn Biển, Tiến Thành) buộc đội nhà thua ngược 2-4 và bị loại.
Với Nguyên Mạnh, Indonesia có lẽ là cái vận hắc ám của riêng anh. Lần nào gặp đối thủ này anh cũng mắc sai lầm. Trong năm 2016, có đến 3 trận anh mắc lỗi.
Lỗi nhẹ thì là giao hữu, như quả bắt không dính bóng để Boaz Salossa đá bồi hay bàn thua từ đá phạt xa đến 25 mét. Lỗi nặng thì như đã thấy ở bán kết AFF Cup 2016, một cú vồ bóng lóng ngóng khiến Đình Đồng hốt hoảng đá phản lưới nhà, một cú đánh nguội khiến đội mất người trong thế khó nhân đôi…
Dĩ nhiên, thủ môn là chỗ đứng nghiệt ngã nhất trong đội bóng. Dù anh có xuất sắc đến đâu, anh cũng không được tung hô bằng người ghi bàn thắng. Hiếm ai may mắn như Dương Hồng Sơn với danh hiệu Cầu thủ hay nhất AFF Cup 2008. Nhưng để có được vinh quang ấy, Sơn “miền núi” cũng đã phải trào nước mắt khi vồ bóng rơi ra ở trận vòng bảng thua 0-2 trước Thái Lan.
Còn ở chiều ngược lại, bất cứ sai lầm nào của người giữ thành cũng rất dễ bị lấy ra làm trò cười, như Nguyên Mạnh đêm qua. Biết là không công bằng, nhưng cái nghiệp bắt gôn là vậy.
Thủ môn kỳ cựu Trần Văn Khánh, người chứng kiến học trò Minh Quang chỉ thiếu nước đập đầu vào tường trong phòng thay đồ năm 2004, sau này phân tích: thủ môn Việt Nam yếu nhất ở 2 thứ, kỹ thuật cơ bản và tâm lý. Họ có thể xuất thần trong một vài khoảnh khắc, cứu những bàn thua kỳ lạ, nhưng cũng có thể “chết” vì một tình huống rất tầm thường.
Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh trước khi giành HCV Olympic cũng là người thường xuyên thất bại trong những viên đạn cuối. Thường xuyên đến mức HLV Nguyễn Thị Nhung phải coi đó là một "căn bệnh", và chữa cho kỳ được.
Tập luyện, cọ xát, thi đấu đỉnh cao… chưa đủ, bà Nhung còn “rèn” tâm lý cho Xuân Vinh bằng cách mỗi ngày bắt anh hô vang khẩu hiệu: Tôi là nhà vô địch Olympic.
Cứ từ bắn súng mà suy thì đội tuyển bóng đá Việt Nam cũng nên dùng “khẩu quyết” dạng này. Những thủ môn hay héo những lúc cần tươi như Nguyên Mạnh lại càng nên áp dụng.
Biết đâu, “Tôi là nhà vô địch châu Á” hay “Tôi là nhà vô địch thế giới” sẽ có ngày ứng nghiệm???
Trần Nguyên Mạnh sinh năm 1991, là thủ môn của CLB SLNA. Anh từng vô địch V.League 2011 và giành hạng Ba AFF Cup 2014. Nguyên Mạnh lên đội 1 SLNA năm 2012 và bắt đầu khoác áo ĐT Việt Nam từ năm 2013.
Tình huống dẫn đến thẻ đỏ của Nguyên Mạnh: Sau tình huống tranh chấp với cầu thủ Indonesia, Nguyên Mạnh đã thiếu kìm chế khiến anh nhận thẻ đỏ từ trọng tài chính.
Tác giả bài viết: Quốc Bảo
Nguồn tin: