Theo đó, 2 khu lăng mộ nổi tiếng tọa lạc trên 2 đồi cát rộng khoảng 1ha ở thôn Đấu Tranh, xã Hưng Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. |
Ông Võ Phước Sỹ (SN 1967, người xã Hưng Thủy) từng chia sẻ, để ghi nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông đã chi khoảng 10 tỷ đồng để xây dựng 2 khu lăng mộ. |
Đây là khu lăng mộ thờ ông Võ Phước Dung (SN 1937, mất 2007), thân sinh của ông Sỹ. Khu lăng mộ được xây năm 2012, hoàn thành năm 2014. |
Khu lăng mộ được xây dựng theo phong cách kiến trúc Á Đông, vật liệu xây dựng chủ yếu là xi măng, cốt thép... |
Suốt gần 4 năm xâu dựng, hàng ngày ông Sỹ dậy từ 4 giờ sáng lên mộ làm việc, đến gần 9 giờ tối mới về nhà. |
Khu lăng mộ của cụ bà Nguyễn Thị Dào (SN 1937, mất 2009), nằm đối diện khu lăng mộ của cụ Võ Phước Dung. Cổng vào lăng mộ thờ người mẹ có tạc dòng Nghĩa Vi Tiên và Ân Hải Đại với ý nghĩa tấm lòng, công ơn mẹ lớn như biển cả; còn lăng của cha gắn các chữ Phước Trường Tồn và Đức Lưu Quang nghĩa là phước đức của cha mãi trường tồn, soi sáng. |
2 lăng mộ đều nằm ở vị trí đẹp. Khu lăng mộ cụ ông có dòng suối nhỏ chạy qua, uốn lượn tựa thế rồng, phía trước là tượng Đức Phật lớn. |
Kiến trúc khu lăng mộ |
Các khu lăng mộ được xây theo lối kiến trúc Á Đông, vật liệu chủ yếu là xi-măng cốt thép... Nổi bật là nhiều thế rồng uy nghi, do những người thợ giỏi ở Huế tạo nên. |
|
Các chi tiết thiết kế cầu kỳ, tinh xảo |
Khuôn viên khu lăng mộ |
“Tôi xây lăng mộ không phải để phô trương, cũng chẳng phải nhằm đạt danh hiệu gì mà để báo hiếu song thân. Ngày xưa cha mẹ tôi nghèo, khổ sở nuôi 4 anh em. Giờ mọi người đều thành đạt, có điều kiện nên báo hiếu”, ông Sỹ từng chia sẻ trên báo chí.
Được biết, sau khi hai lăng mộ trên hoàn thành thì có dự án đường tránh lũ Quốc lộ 1A đi qua, vì thế hai khu lăng mộ được rất nhiều người đi đường dừng chân thăm viếng. Nhiều người tỏ lòng kính trọng dâng lên những nén hương thơm đối với người đã khuất.
Ảnh nguồn: Công an TP.HCM, Pháp luật Plus
Nguồn tin: doisongphapluat.nguoiduatin.vn