Một trong những công việc trọng tâm của ngành giáo dục năm 2017 là điều chuyển số lượng gần 27.000 giáo viên phổ thông dôi dư, trong đó có chính sách đào tạo lại để chuyển về dạy ở bậc mầm non. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1 đã hoàn tất kế hoạch đào tạo văn bằng 2 cho đội ngũ này, tuy nhiên các ý kiến góp ý cho rằng cần phải rất thận trọng.
Đừng giải bài toán theo cách số học
PGS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cho rằng giáo viên mầm non có những đặc điểm khác so với giáo viên cấp 1 và cấp 2.
Tính chất đồng nhất ở học sinh cấp1, cấp 2 nhiều hơn trong khi tính đồng nhất ở trẻ mầm non không như nhau, mỗi đứa trẻ là một tính cách. Do đó, yêu cầu đối với GV mầm non là phải hiểu biết thật sâu sắc đối với tâm lí của trẻ.
Việc điều chuyển toàn bộ số lượng giáo viên phổ thông dôi dư xuống dạy mầm non có thể gây ra nhiều bất cập trong thực tế vì “không hề đơn giản".
"Chúng ta chỉ mới giải quyết bài toán theo cách số học bằng cách lấy chỗ dôi dư đưa qua chỗ thiếu để lấp chỗ trống”.
Thừa nhận rằng, việc điều chuyể ngiáo viên phổ thông dôi dư xuống dạy mầm non là chuyện "bất đắc dĩ",ông Nhĩ cho rằng, cần phải tính toán cẩn thận, có sự khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng để chỉ điều chuyển một số GV có khả năng và nguyện vọng ở các cấp học trên xuống dạy mầm non.
Đừng giải bài toán theo cách số học
PGS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cho rằng giáo viên mầm non có những đặc điểm khác so với giáo viên cấp 1 và cấp 2.
Tính chất đồng nhất ở học sinh cấp1, cấp 2 nhiều hơn trong khi tính đồng nhất ở trẻ mầm non không như nhau, mỗi đứa trẻ là một tính cách. Do đó, yêu cầu đối với GV mầm non là phải hiểu biết thật sâu sắc đối với tâm lí của trẻ.
Việc điều chuyển toàn bộ số lượng giáo viên phổ thông dôi dư xuống dạy mầm non có thể gây ra nhiều bất cập trong thực tế vì “không hề đơn giản".
"Chúng ta chỉ mới giải quyết bài toán theo cách số học bằng cách lấy chỗ dôi dư đưa qua chỗ thiếu để lấp chỗ trống”.
Thừa nhận rằng, việc điều chuyể ngiáo viên phổ thông dôi dư xuống dạy mầm non là chuyện "bất đắc dĩ",ông Nhĩ cho rằng, cần phải tính toán cẩn thận, có sự khảo sát, nghiên cứu kỹ lưỡng để chỉ điều chuyển một số GV có khả năng và nguyện vọng ở các cấp học trên xuống dạy mầm non.
Hiện nay cả nước đang thiếu hơn 32.000 giáo viên mầm non. Ảnh: Đinh Quang Tuấn
Chia sẻ với ý kiến của ông Nhĩ, một chuyên gia về giáo dục nghề nghiệp nói rằng, ngoài thách thức về nghiệp vụ với các thầy cô, việc điều chuyển còn phải tính đến tâm lí của họ.
Kể cả khi được đào tạo lại nhưng nếu những GV này không có động cơ, thái độ tốt, lại thêm tâm lý trọng bằng cấp củangười Việt Nam thì có thể tiềm ẩn những nguy cơ không tốt đối với môi trường mầm non.
Bên cạnh đó, vị chuyên gia này cũng cho rằng, việc Bộ GD-ĐT xây dựng một khung chương trình văn bằng 2 ĐH mầm non để đào tạo lại các GV mầm non dôi dư chuyển xuống dạy mầm non là không hợp logic.
Bởi mỗi dạng nghề nghiệp đòi hỏi kiến thức, kỹ năng ở trình độ khác nhau. Với trình độ mầm non, thì chỉ cần đào tạo ở trình độ trung cấp hoặc cao đẳng và thiên về giáo dục nghề nghiệp, tập trung vào các kỹ năng thực hành chứ không cần tới trình độ ĐH.
Vị này cũng cho biết, việc đào tạo"liên thông ngược" là chuyện bình thường ở các quốc gia trên thế giới và ngay tại Việt Nam. Nhiều trường TCCN hiện nay vẫn đào tạo các cử nhân ĐH v àCĐ có nhu cầu việc làm ở trình độ trung cấp.. Có trường tỉ lệ lên tới 40% làcác cử nhân ĐH và tốt nghiệp CĐ.
Chưa kể, việc thiết kế một khung chương trình văn bằng 2 với số lượng tín chỉ nhất định dành cho các đối tượng giáo viên dôi dư cũng chưa hợp lý. Bởi lẽ, các giáo viên phổ thông được đào tạo theo từng ngành, môn, mỗi người sẽ có một nền tảng khác nhau.
Việc xây dựng chương trình đào tạo phải xuất phát từ tiêu chuẩn nghề nghiệp của vị trí việc làm của người học, mà cụ thể ở đây là giáo viên mầm non.
Đào tạo giáo viên mầm non vốn là đào tạo nghề; do vậy, chương trình cũng cần phải tập trung vào các kỹ năng thực hành nhiều hơn là lý thuyết hàn lâm.
Sẽ xây dựng tiêu chí lựa chọn giáo viên mầm non
Giải thích về việc điều chuyển giáo viên phổ thông về dạy mầm non, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho rằng, việc các địa phương tổ chức bồi dưỡng cho các GV xuống dạy mầm non chỉ 5-6 tuần là chưa thể đáp ứng yêu cầu.
Do đó, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có công văn cho các tỉnh là dừng việc tổ chức bồi dưỡng lại đồng thời giao Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1 thiết kế chương trình đào tạo để đào tạo lại văn bằng 2 cho đối tượng này.
"Hiện tại, chương trình đang được các chuyên gia góp ý kiến để trên cơ sở góp ý thẩm định 2 vòng sẽ có chương trình đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra của giáo viên mầm non" - bà Nghĩa thông tin.
Bà Nghĩa cũng cho biết, Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn các cơ sở đào tạo xây dựng tiêu chí để lựa chọn đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng điều kiện đầu vào và phải có những năng khiếu như năng khiếu mỹ thuật, nghệ thuật, hát nhạc rồi năng khiếu kể chuyện…
"Trên cơ sở sàng lọc để đảm bảo điều kiện đầu vào thì khi đào tạo mới đảm bảo chuẩn đầu ra" - bà Nghĩa cho hay.
Bên cạnh đó, trong quá trình đào tạo lại, Bộ cũng sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình này.
"Bằng việc yêu cầu các địaphương rà soát để đào tạo văn bằng 2 cho giáo viên và việc kiểm tra giám sát, chúng tôi cam kết với xã hội hướng tới một đội ngũ giáo viên có chất lượng để đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục ở trong các cơ sở giáo dục mầm non"- bà Nghĩa khẳng định.
Theo thống kê, hiện nay nước ta dôi dư hơn 26 nghìn giáo viên bậc phổ thông nhưng lại thiếu tới 32 nghìn giáo viên bậc mầm non.
Trước tình trạng này, nhiều địa phương đã triển khai việc luân chuyển giáo viên phổ thông xuống dạy mầm non; có nơi đã điều chuyển sau các đợt tập huấn khoảng 5-6 tuần.
Tác giả bài viết: Lê Văn
Nguồn tin: