Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung và đoàn công tác đã đến thăm Nhà máy sản xuất gỗ ván sợi MDF trong khu công nghiệp Tri Lễ tại xã Khai Sơn, huyện Anh Sơn.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung kiểm tra tình hình triển khai dự án Nhà máy sản xuất gỗ ván sợi MDF trong khu công nghiệp Tri Lễ tại xã Khai Sơn |
Ông Trần Quang Luận – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thanh Thành Đạt cho biết, Nhà máy sản xuất gỗ ván sợi MDF trong khu công nghiệp Tri Lễ tại xã Khai Sơn có tổng mức đầu tư 2.827,3 tỷ đồng |
Dự kiến quý II/2023 đưa vào vận hành dây chuyền gỗ Plywood; Quý III/2025 đưa vào vận hành dây chuyền MDF, HDF, gỗ ván thanh, do vậy hiện nay Công ty đang tập trung đẩy nhanh xây dựng các hạng mục |
Dự án Nhà máy sản xuất gỗ ván sợi MDF trong khu công nghiệp Tri Lễ tại xã Khai Sơn do Công ty TNHH Thanh Thành Đạt làm chủ đầu tư. Ông Trần Quang Luận – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thanh Thành Đạt cho biết, giai đoạn đầu, các thủ tục đầu tư của dự án được triển khai rất thuận lợi, tuy nhiên do đường giao thông vào khu công nghiệp chậm hoàn thành và trong hai năm vừa qua do ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 nên tiến độ của dự án có chậm so với kết hoạch ban đầu. Dự án được chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 sản xuất gỗ plywood có công suất 69.000m3/năm vốn đầu tư khoảng 350 tỷ đồng hiện đang đầu tư xây dựng và dự kiến đi vào hoạt động ở Quý II/2023; giai đoạn 2 sản xuất gỗ MDF, HDF với công suất 360.000 m3/năm và gỗ ván thanh 2.400 m3/năm, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào quý III/2025.
Qua kiểm tra, và nghe báo cáo, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đề nghị Chủ đầu tư tập trung triển khai thực hiện các hạng mục công trình của dự án Nhà máy sản xuất gỗ ván sợi MDF để đưa vào sử dụng đúng với tiến độ đã đề ra. Trong quá trình triển khai dự án có khó khăn vướng mắc, yêu cầu huyện Anh Sơn cần quan tâm tập trung giải quyết.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung khẳng định, với UBND tỉnh cũng như các địa phương, các ngành dù nhà đầu tư là ai nhưng khi vào đầu tư tại địa bàn đều được quan tâm, đồng hành, hỗ trợ để chủ đầu tư hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng có hiệu quả. Quá trình triển khai xây dựng và vận hành Nhà máy đề nghị nhà đầu tư tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật, nhất là hoạt động sản xuất phải đảm bảo vệ sinh môi trường. Đồng thời, quan tâm ưu tiên tạo việc làm ổn định, có thu nhập cũng như môi trường làm việc thuận lợi, an toàn cho lao động địa phương.
Chủ tịch UBND tỉnh thăm Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hoa Sơn |
Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra chất lượng sản phẩm đường Glucose của Công ty Cổ phần Á Châu Hoa Sơn sản xuất |
Tiếp đó, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung và đoàn công tác đã đến thăm Công ty Cổ phần Á Châu Hoa Sơn, (trước đây là công ty TNHH chế biến nông sản Hoa Sơn). Công ty sản xuất tinh bột sắn và đường Glucose. Năm 2021, mặc dù ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, song vượt qua khó khăn, Công ty đã duy trì hoạt động sản xuất tinh bột sắn đạt 35.000 tấn; sản xuất đường Glucose đạt 14.000 tấn; mang lại doanh thu 590 tỷ đồng. Hiện công ty có 200 lao động làm việc ổn định với thu nhập bình quân hơn 8 triệu đồng/tháng.
Tiếp đó, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung và đoàn công tác đã đến thăm Công ty Cổ phần mía đường Sông Lam đứng chân trên địa bàn xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn.
Chủ tịch UBND tỉnh thăm Nhà máy sản xuất chế biến chè của Công ty Cổ phần mía đường Sông Lam |
Công ty Cổ phần mía đường Sông Lam tiền thân là Nhà máy đường Sông Lam được xây dựng từ năm 1958 và đi vào hoạt động từ năm 1960 tại xã Hưng Phú, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An có công suất ban đầu là 350 tấn mía/ngày và 50.000 lít cồn thực phẩm/năm. Từ năm 2015 đến nay, Công ty đã đầu tư xây dựng thêm 01 dây chuyền sản xuất phân vi sinh với công suất 5.000 tấn/năm trong khuôn viên nhà máy để xử lý lượng bùn tro, bã mía phát sinh. Hiện tại, Công ty có 01 Dây chuyền sản xuất chế biến đường với công suất 1.500 tấn mía/ngày; 01 Dây chuyền sản xuất phân vi sinh với công suất 5.000 tấn phân/năm; 01 Dây chuyền sản xuất cồn với công suất hơn 1 triệu lít cồn thực phẩm/năm.
Thăm quan quy trình sản xuất, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức đề nghị Công ty Cổ phần mía đường Sông Lam đầu tư công nghệ để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chè |
Ngoài nhà máy sản xuất đường, cồn, phân bón, Công ty đã đầu tư mở rộng thêm nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh như: Xây dựng nhà máy sản xuất chế biến chè, xây dựng các khu đô thị... Công ty đã tạo công ăn việc làm thường xuyên cho gần 300 cán bộ công nhân viên với mức thu nhập bình quân hơn 6 triệu đồng/tháng, góp phần ổn định đời sống người dân các huyện vùng nguyên liệu.
|
Cũng trong sáng nay, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung cùng đoàn công tác đã đến kiểm tra thực địa thi công công trình Trung tâm Hội nghị và thể thao Kim Nhan Plaza.
Tác giả: Phan Quỳnh
Nguồn tin: nghean.gov.vn