Giàu lên từ hái búp chè hoa vàng
Gần một tháng nay, bà Lô Thị Lý, bản Na Chạng, xã Tiền Phong (Quế Phong, Nghệ An) cùng các thành viên trong gia đình luôn dậy từ sáng sớm rồi đùm cơm, mang gùi lên núi để thu hái chè hoa vàng.
Bà Lý cho biết, nếu may mắn gặp vùng núi có nhiều cây thì một ngày gia đình bà cũng thu hái được khoảng 1kg hoa tươi và cho thu nhập hơn 1 triệu đồng.
Sau khi thi hái về những bông hoa chè được người dân cẩn thận bảo quản. |
Biết giá trị kinh tế lớn của chè hoa vàng nên không riêng gia đình bà Lý, nhiều hộ dân tại xã Tiền Phong hàng ngày cũng kéo nhau lên núi, để săn tìm loài hoa này về bán cho thương lái.
“Trước đây, cây chè hoa vàng nhiều nên cứ lên rừng vào mùa này là thấy hoa của nó nở vàng cả một vùng. Tuy nhiên những năm gần đây, vì biết giá trị kinh tế của chè hoa vàng, nhiều người đã thu hái theo kiểu tận diệt, chặt luôn cả thân, cành và nhổ hết gốc nên số lượng chè hoa vàng còn lại trong tự nhiên không nhiều”, bà Lý cho biết.
Hoa chè được sắp xếp rất cẩn thận tránh làm dập nát |
Nhận thấy nhu cầu của thị trường với chè hoa vàng lớn, một số người dân trên địa bàn thị trấn Kim Sơn, xã Mường Nọc (huyện Quế Phong) đã mở cơ sở thu mua, chế biến.
Bà Sầm Thị Thanh, chủ cơ sở thu mua, chế biến chè hoa vàng và các loại dược liệu Thanh Hải, có địa chỉ tại khối 1, thị trấn Kim Sơn, huyện Quế Phong cho biết: "Cứ đến dịp cuối thu, đầu đông bà con thường lên rừng thu hái chè hoa vàng. Ở đây, chúng tôi thu mua chè hoa vàng tùy thuộc vào chất lượng của sản phẩm. Loại 1 có giá từ 3 – 5 triệu đồng/kg, loại 2 có giá từ 2 – 3 triệu đồng/kg, loại 3 có giá từ 1.5 – 2 triệu đồng/kg”.
Để đảm bảo hương vị thơm ngon của chè, các cơ sở thu mua thường sử dụng phương pháp sấy điện |
Tuy nhiên, theo một chủ cơ sở thu mua, chế biến chè hoa vàng ở xã Mường Nọc (huyện Quế Phong) để chế biến, bảo quản chè hoa vàng cũng không phải là điều dễ dàng.
Trước đây, bà con đồng bào vùng cao thường thu hái chè hoa vàng về rồi phơi hoặc hong khô nhưng như vậy thường dễ mất đi mùi vị vốn có. Cho nên khi người dân đi hái trên núi về sẽ mang đến các cơ sở thu mua để bán ngay trong ngày, như vậy mới đảm bảo được chất lượng sản phẩm tốt nhất.
Ngoài cơ sở của bà Thanh, trên địa bàn huyện Quế Phong còn có 4 cơ sở chế biến thô và một nhà máy thu mua sản phẩm chè hoa vàng từ bà con nông dân.
Ông Võ Khánh Toàn, Chủ tịch UBND xã Tiền Phong cho biết: “Mấy tháng nay, người dân đã tận dụng thời gian, cùng nhau lên rừng thu hái chè hoa vàng bán cho thương lái thu mua. Mỗi kg chè hoa vàng nếu được sấy khô có thể bán được từ 1,5-3 triệu đồng tùy chất lượng từng loại”.
Sau khi sây, Chè được đóng gói để đưa ra thị trường |
Trước đây, mỗi khi phát rẫy bà con đã chặt hạ luôn cả cây chè hoa vàng mà không biết. Thêm nữa, những lần đi hái hoa chè, do cây chè hoa vàng cao nên một số người dân không hiểu biết đã chặt hạ để hái hoa chè dẫn đến lượng cây chè hoa vàng trong tự nhiên ngày càng khan hiếm.
Bảo tồn, phát triển giống thảo dược quý hiếm
Những năm gần đây, trước mùa ra hoa thương lái các nơi lại tìm về huyện vùng cao Quế Phong để thu mua gốc, thân và lá của cây chè hoa vàng, với giá khá cao từ 30.000 – 70.000 đồng/kg.
Do kinh tế khó khăn và sự kém hiểu biết, nhiều bà con vùng cao tại các xã như Hạnh Dịch, Đồng Văn, Tiền Phong (huyện Quế Phong) đã từng kéo nhau lên núi tìm đào cả gốc, mang cả thân và lá cây chè hoa vàng về bán cho tư thương.
Thực trạng này khiến cây chè hoa vàng (một loại dược liệu quý hiếm) đứng trước nguy cơ bị tận diệt. Nắm bắt được tình hình trên, UBND huyện Quế Phong đã ban hành công văn hỏa tốc gửi UBND các xã, thị trấn, các phòng, ngành liên quan và các chủ rừng trên địa bàn về việc tăng cường tuyên truyền, quản lý và bảo vệ cây chè hoa vàng.
Ông Võ Khánh Toàn cho hay, thực hiện sự chỉ đạo của huyện, xã đã tổ chức họp dân để tuyên truyền người dân có ý thức khai thác đúng cách và bảo vệ cây chè hoa vàng. Do nhận thức được vấn đề nên hiện nay, tình trạng đào gốc, thân và lá cây chè hoa vàng để bán cho tư thương đã chấm dứt.
Ngoài ra, trong quá trình thu hái hoa, người dân đã có ý thức dùng thang trèo lên cây thay vì dùng dao chặt hạ gốc như trước đây.
Những bông hoa chè vàng tươi |
Theo thống kê của các cơ quan chức năng huyện Quế Phong thì mỗi vụ ra hoa, người dân trên địa bàn huyện thu hái được khoảng 5 tấn nguyên liệu, bán với giá tương đương gần 10 tỷ đồng.
Ông Lê Văn Giáp - Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết: Quế Phong là huyện có lợi thế để phát triển cây dược liệu, trong đó có cây chè hoa vàng. Là địa phương duy nhất trong tỉnh Nghệ An có giống chè hoa vàng quý hiếm. Cho nên, huyện đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng đề án bảo tồn và trồng mới giống chè hoa vàng. Cho đến nay, huyện đang triển khai đề án này xuống các xã có loại cây chè này và trồng mới tại hai xã Tiền Phong, Đồng Văn.
Bước đầu đề án bảo tồn và phát triển giống chè hoa vàng này đã đem lại sinh kế, thu nhập cho người dân bằng cách thu hái hoa dược liệu này. Nhờ đó, diện tích chè hoa vàng được trồng đang sinh trưởng, phát triển rất tốt.
“Hiện nay, huyện đã phối hợp với một doanh nghiệp để áp dụng khoa học, công nghệ vào sấy và đóng gói hoa chè. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục nhân giống, mở rộng diện tích trồng chè hoa vàng để bảo tồn, phát triển giống dược liệu quý này nhằm đem tạo việc làm và đem lại nguồn thu cho địa phương”, ông Giáp cho biết thêm.
Điều lạ kỳ là dù địa bàn huyện Quế Phong rộng lớn, nhưng cây chè hoa vàng chỉ mọc ở các xã Đồng Văn, Thông Thụ, Hạnh Dịch, Tiền Phong, Mường Nọc, Châu Kim, còn các xã khác thì không có.
Sở Khoa học & Công nghệ Nghệ An và UBND huyện Quế Phong đã tổ chức xây dựng vườn ươm cây chè hoa vàng tại khu vực lòng hồ thủy điện Hủa Na, xã Đồng Văn. Tuy nhiên, theo lãnh đạo chính quyền các địa phương có cây chè ho
Tác giả: ĐÌNH THẮNG
Nguồn tin: Báo VTC News