Cam bị rụng là cam xã Đoài và cam Mát lưu gốc từ 7 năm trở lên. Quả rụng không có biểu hiện gì khác thường, có quả cứ héo dần rồi rụng, có quả vỏ vẫn còn tươi xanh, to, đẹp mà vẫn rụng.
Cam quả bị rụng đầy vườn.
Được biết, cây cam có hai chu kỳ rụng quả, lần đầu là khi chia quả, lần hai là rụng quả sinh lý, tuy nhiên, chỉ là rụng lác đác chứ không bị rụng hàng loạt như năm nay. Hiện bà con nông dân vẫn chưa xác định được nguyên nhân và cũng chưa có cách để hạn chế cam rụng.
Không chỉ quả vàng mà ngay cả những quả vỏ tươi xanh, to, đẹp vẫn rụng đầy dưới gốc.
Cam là giống cây đòi hỏi phải đầu tư rất lớn, từ khâu cải tạo đất, giống, phân bón đến kỹ thuật, công chăm sóc... Để có được 1ha cam cho thu hoạch, người trồng cam phải đầu tư 3 năm kiến thiết ban đầu, đến năm thứ 4 mới cho quả bói và năm thứ 5 mới có thể bước vào kinh doanh. Vì vậy, sự thiệt hại lần này khiến cho nhiều hộ trồng cam điêu đứng.
Nhiều cây cam đã rụng gần hết.
Theo thống kê của UBND xã Minh Hợp, hiện tượng cam rụng đã làm giảm 40-60% sản lượng cam quả của hai giống này, tương đương với khoảng 3 nghìn tấn, nếu tính theo giá cam bình quân hiện nay trên thị trường là 25-30 nghìn đồng/kg thì thiệt hại của người trồng cam là hơn 80 tỷ đồng.
Cán bộ UBND xã Minh Hợp đi kiểm tra và thống kê thiệt hại của người trồng cam.
Theo ghi nhận tại các nhà vườn thì hiện nay trên địa bàn huyện Quỳ Hợp không có dịch bệnh trên cây cam, vì vậy, những người trồng cam đang trông chờ sự vào cuộc của các cơ quan chuyên môn để xác định rõ nguyên nhân, tìm ra giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người trồng cam, duy trì sản lượng cam quả Quỳ Hợp.
Tác giả bài viết: Trâm Anh