- Trong đợt xét tuyển ĐH, CĐ năm 2016,có một hiện tượng “lạ” là nhiều trường thuộc tốp đầu đều tuyển thiếu và phải xét tuyển bổ sung. Thứ trưởng nhìn nhận và lýgiải như thế nào về hiện tượng này?
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Qui chế tuyển sinh năm nay đã trao cho thí sinh quyền được chọn lựa ngành/trường theo học phù hợp với nguyện vọng và kết quả thi của mình. Ở những trường có tính cạnh tranh cao không phải tất cả các ngành đều có sức hút thí sinh mạnh. Vì thế việc các trường không tuyển đủ chỉ tiêu tổng thểngay từ đợt đầu tiên cũng dễ hiểu.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho rằngviệc nhiều trường tuyển không đủ thí sinh trong đợt đầu là điều dễ hiểu. Ảnh:Lê Văn.
Những thí sinh điểm cao trúng tuyển mà không đến làm thủ tục nhập học tại trường là vì các em có sự lựa chọn khác phù hợp hơn. Những thí sinh có điểm thấp trúng tuyển không nhập học vì ngành/trường trúng tuyển không phải là nguyện vọng mà các em yêu thích nhất. Nhiều thí sinh chờ xét tuyển bổ sung hoặc tiếp tục ôn tập để sang năm thi lại với quyết tâm đậu vào trường/ngành mà mình mong muốn.
Trước đây khi tuyển sinh theo phương thức3 chung nhiều trường lấy điểm chuẩn theo trường cho đủ chỉ tiêu tổng thể rồi sau đó cho thí sinh chọn lại ngành trong nội bộ trường. Với qui định đó các trường có thể điền đầy chỉ tiêu ngay nhưng thí sinh không có sự lựa chọn nào khác là phải theo học ngành mà trường còn chỗ.
Qui chế năm nay ưu tiên cho thí sinh chọn ngành mà các em yêu thích, không khuyến khích các em “cố” đỗ vào đại học bất cứ ngành nào.
Thực tế tuyển sinh năm nay cũng là dịp đểcác trường nhìn nhận lại mình.
Uy tín vốn có của nhà trường không phải là vĩnh viễn mà phải liên tục chăm lo, vun đắp; chất lượng đào tạo phải được cải thiện liên tục thì mới thu hút được người học.
Sự đánh giá, lựa chọn của thí sinh cũnglà một trong những thông số thể hiện uy tín của nhà trường.
Trong số các trường đạt tỉ lệ tuyển sinh cao trong đợt 1 năm nay có những trường thuộc nhóm ngành nghề khó tuyển như Họcviện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Nông Lâm-Đại học Huế hay những trường đang thực hiện tự chủ như Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tôn Đức Thắng…
- Lượng thí sinh ảo năm nay sẽ lớn là điều đã được dự báo từ trước. Bộ cũng đưa ra nhiều quy chế để tạo điều kiện cho các trường lọc ảo. Song nhiều trường vẫn tuyển thiếu rất nhiều và phải xét tuyểnbổ sung. Có phải là các trường ĐH đều không lường hết được tỉ lệ ảo năm nay,thưa ông?
- Phương thức tuyển sinh năm nay có tỉ lệ thí sinh ảo nhất định là điều mà tất cả các trường đều biết rất rõ qua rất nhiều lần thảo luận xây dựng quy chế. Bộ đã đưa ra thảo luận nhiều phương án xét tuyểncó thể hạn chế tối đa thí sinh ảo như xét tuyển chung trong cả nước hay khuyến khích các trường tham gia các nhóm trường xét tuyển chung ở từng khu vực.
Với cơ sở dữ liệu được tổ chức như hiện nay, việc tổ chức xét tuyển chung trong cả nước hoàn toàn không có khó khăn gì.
Giải pháp này vừa có lợi cho thí sinh, vừacó lợi cho nhà trường nhưng các trường không đồng thuận vì đều muốn tự xử lý vấn đề tuyển sinh của riêng mình.
Tôn trọng sự lựa chọn của các trường, Bộđã hỗ trợ bằng việc cung cấp danh sách tất cả các nguyện vọng mà thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường cùng đợt.
Với cơ sở dữ liệu này hội đồng tuyển sinh của trường có thể phân tích phán đoán được những thí sinh trúng tuyển có khả năng vào học trường mình và những thí sinh nào trúng tuyển mà có khả năng cao không nhập học. Trên cơ sở đó xác định tỉ lệ dôi dư hợp lý.
Tất nhiên tỉ lệ này rất khác nhau giữacác trường. Vấn đề khó là các trường phải xác định được tương quan giữa trườngmình và các trường khác trong hệ thống. Riêng các trường ở khu vực Hà Nội cần xác định thêm mối tương quan giữa trường mình và những trường cùng nhóm ngànhtrong nhóm GX.
- Nhiều trường kêu ca rằng việc lọc ảo năm nay quá khó vì Bộ vừa không cho phép các trường công khai diễn biến xét tuyển lại vừa siết quy định không cho tuyển vượt chỉ tiêu đã đăng ký. Đây là nguyên nhân hầu hết các trường phải xét tuyển bổ sung, kể cả những trường tốp trên?
Không hẳn như vậy. Năm ngoái khi thí sinh chỉ được phép đăng ký vào một trường duy nhất nên diễn biến đăng ký xét tuyển ở các trường là thông tin rất quan trọng để thí sinh tham khảo quyết định việc rút/nộp hồ sơ. Cũng chính nhờ việc chỉ cho thí sinh đăng ký vào một trường nên các trường không có ảo.
Năm nay qui chế cho phép thí sinh được đăng ký 2 trường trong đợt 1 và 3 trường trong mỗi đợt xét tuyển bổ sung thì thông tin diễn biến xét tuyển ở từng trường không có giá trị tham khảo vì các trường không biết thí sinh đăng ký thêm trường nào khác ngoài đăng ký vào trường mình.
Vì vậy việc công bố thông tin diễn biến xét tuyển ở các trường không những không giúp ích gì cho thí sinh mà còn gây tâm lý hoang mang, lo lắng, đặc biệt có thể xảy ra tình trạng lộn xộn khi thí sinh chờ đợi nộp đăng ký xét tuyển vào những ngày cuối.
Từ khi Bộ giao cho các trường tự xác định và đăng ký thực hiện chỉ tiêu thì chỉ tiêu tuyển sinh là năng lực đào tạo tối đa của nhà trường, nghĩa là số lượng thí sinh tuyển mới lớn nhất mà trường cóthể đào tạo với chất lượng đảm bảo tối thiểu. Do đó các trường không được tuyển vượt chỉ tiêu đã công bố.
Việc các trường thận trọng trong quyết địnhđiểm chuẩn phù hợp để số lượng thí sinh nhập học không vượt chỉ tiêu là rất đáng hoan nghênh. Để giúp các trường hạn chế tác động của thí sinh ảo, Bộ đã đưa vào qui chế một số giải pháp hỗ trợ và cung cấp sơ sở dữ liệu thí sinh đăng ký các nguyện vọng khác nhau để trường phân tích lựa chọn tỉ lệ dôi dư phù hợp.
Như vừa nói ở trên, tỉ lệ này cao thấp phụ thuộc các trường. Có trường gọi dư 100% chỉ tiêu nhưng vẫn không tuyển đủ,có trường chỉ gọi dư khoảng 10% đã tuyển đủ rồi. Thực tế có nhiều trường đãphân tích dữ liệu rất tốt và đã đưa ra được quyết định hợp lý trong đợt 1 vừaqua.
- Trong đợt xét tuyển bổ sung sắp tới,thí sinh sẽ được đăng ký 3 trường. Do đó, lượng ảo sẽ còn tăng nhiều hơn và các trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc lọc ảo để tuyển đủ chỉ tiêu? Theo ông, các trường nên khắc phục hiện tượng thí sinh ảo như thế nào?
- Sau khi kết thúc xét tuyển đợt 1, Bộ đã gửi công văn lưu ý các trường cập nhật thông tin thí sinh đã khẳng định nhập học lên hệ thống để xác định danh sách thí sinh tham gia xét tuyển các đợt bổ sung.
Đồng thời Bộ cũng lưu ý các trường công bố rộng rãi trên trang thông tin điện tử của trường và trên các phương tiện thông tin đại chúng các thông tin liên quan đến xét tuyển bổ sung như ngành/nhóm ngành, hệ đào tạo, vùng tuyển, chỉ tiêu… để thí sinh theo dõi và đăng ký.
Đến tối ngày 31/8, sau khi kết thúc nhận đăng ký xét tuyển, Bộ sẽ cung cấp cho trường danh sách thí sinh đã đăng ký vào trường kèm theo thông tin các nguyện vọng mà thí sinh đã đăng ký ở các trường khác như đã làm ở đợt 1.
Theo số liệu thống kê đến thời điểm hiện nay có khoảng 200.000 thí sinh đã nộp Giấy chứng nhận kết quả thi để khẳng định nhập học tại các trường. Vậy còn khoảng 100.000 thí sinh sẽ tiếp tục đăng ký xét tuyển ở những đợt bổ sung.
Với số chỉ tiêu xét tuyển bổ sung vào mỗi trường không còn nhiều, trên cơ sở kinh nghiệm xét tuyển đợt 1, Hội đồng tuyển sinh của các trường có thể phân tích cơ sở dữ liệu nhận được từ hệ thống tuyển sinh của Bộ để xác định phương án trúng tuyển hợp lý cho các đợt bổ sung.
Tác giả bài viết: Lê Văn