LTS: Sáng 21/8, vòng chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia diễn ra, em Hồ Đắc Thanh Chương đến từ chuyên Quốc học Huế đã trở thành nhà vô địch với giải thưởng 35.000 USD.
Cũng như Chương, nhiều bạn trẻ vô địch Olympia đều muốn đi du học, dư luận lại một lần nữa đặt ra mối nghi ngại về những nhân tài khi đã sang môi trường học tập, làm việc khác thì sẽ không muốn quay về.
Bàn luận về vấn đề này, thầy Bùi Minh Tuấn – giáo viên trường Trung học Phổ thông Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An đã có bài viết thể hiện quan điểm của mình.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!
Đường lên đỉnh Olympia được xem là chương trình trò chơi kiến thức trên truyền hình thu hút được sự quan tâm, theo dõi của đông đảo khán giả, nhất là tầng lớp học sinh, sinh viên.
Mục tiêu của chương trình là tìm kiếm những gương mặt học sinh tiêu biểu, có vốn kiến thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực đến từ các trường Trung học Phổ thông trên cả nước.
Phần thưởng cho người xuất sắc dành được vòng nguyệt quế là suất học bổng có giá trị tại một trong những trường Đại học danh tiếng hàng đầu ở Úc.
Cũng như Chương, nhiều bạn trẻ vô địch Olympia đều muốn đi du học, dư luận lại một lần nữa đặt ra mối nghi ngại về những nhân tài khi đã sang môi trường học tập, làm việc khác thì sẽ không muốn quay về.
Bàn luận về vấn đề này, thầy Bùi Minh Tuấn – giáo viên trường Trung học Phổ thông Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An đã có bài viết thể hiện quan điểm của mình.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!
Đường lên đỉnh Olympia được xem là chương trình trò chơi kiến thức trên truyền hình thu hút được sự quan tâm, theo dõi của đông đảo khán giả, nhất là tầng lớp học sinh, sinh viên.
Mục tiêu của chương trình là tìm kiếm những gương mặt học sinh tiêu biểu, có vốn kiến thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực đến từ các trường Trung học Phổ thông trên cả nước.
Phần thưởng cho người xuất sắc dành được vòng nguyệt quế là suất học bổng có giá trị tại một trong những trường Đại học danh tiếng hàng đầu ở Úc.
Niềm vui của Hồ Đắc Thanh Chương khi giành vòng nguyệt quế Olympia 2016 (Ảnh: thanhnien.vn).
Đáng nói là, đến thời điểm hiện tại, phần lớn các nhà vô địch của chương trình đều chọn con đường ở lại Úc để lập nghiệp sau khi kết thúc khóa học thay vì trở về nước. Từ đây, một lần nữa vấn đề thu hút và sử dụng nhân tài lại được đặt ra.
Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1999, chương trình Đường lên đỉnh Olympia được xem là một trong số những chương trình có “tuổi đời” dài nhất trong các chương trình trò chơi trên truyền hình của VTV3, tính đến thời điểm hiện tại.
Là một cuộc thi kiến thức, mỗi năm Đường lên đỉnh Olympia có tất cả 36 cuộc thi tuần, 12 cuộc thi tháng, 4 cuộc thi quý và 1 cuộc thi chung kết năm được truyền hình trực tiếp.
Người xuất sắc dành được vòng nguyệt quế của cuộc thi chung kết sẽ nhận được một suất học bổng du học tại một trường Đại học danh tiếng hàng đầu ở Úc.
Trong 16 năm được tổ chức, chương trình đã chọn ra được 16 nhà leo núi xuất sắc nhận được học bổng từ nhà tài trợ.
Chưa kể nhà vô địch năm thứ 16 vừa mới được nhận diện, trong số 15 thí sinh đã nhận học bổng du học thì có đến 14 người đang lập nghiệp tại Úc; người duy nhất đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam là Lương Phương Thảo (nhà vô địch năm thứ 3).
Thực tế những thí sinh dành được vòng nguyệt quế của chương trình đều là những người xuất sắc, có kiến thức sâu rộng, toàn diện trên nhiều lĩnh vực và sau khi trải qua các khóa học ở nước bạn, họ đã bị “giữ chân”.
Không chỉ các nhà vô địch của chương trình Đường lên đỉnh Olympia, có không ít du học sinh Việt Nam có thành tích học tập xuất sắc đang lập nghiệp và gặt hái được những thành công nhất định ở Úc hoặc một số nước phát triển khác.
Trước thực trạng trên có ý kiến cho rằng, các du học sinh đã được vinh dự nhận học bổng dù là của Nhà nước hay của các nhà tài trợ thì sau khi hoàn thành khóa học phải có trách nhiệm trở về phục vụ quê hương.
Nếu người tài cứ chọn môi trường bên ngoài để làm việc thì lấy đâu người giỏi phát triển đất nước?
Đã có người đề nghị nên đổi tên chương trình Đường lên đỉnh Olympia thành chương trình “Tìm kiếm tài năng cho nước ngoài” và kêu gọi “tẩy chay” những cá nhân thích nước ngoài hơn ở nước mình.
Những người có cách nhìn vấn đề bao quát, toàn diện hơn lại cho rằng, phần lớn các nhà vô địch chương trình Đường lên đỉnh Olympia đang lập nghiệp ở nước ngoài là sự lựa chọn phù hợp trong xu thế toàn cầu hóa bởi cơ chế đãi ngộ và sử dụng người tài có nhiều điểm vượt trội.
Rõ ràng, việc lập nghiệp trên đất khách không phải toàn “màu hồng” như nhiều người vẫn nghĩ. Để có thể tự khẳng định mình, các du học sinh phải vượt qua rào cản bất đồng ngôn ngữ, văn hóa và sự cạnh tranh quyết liệt với người bản địa tại môi trường học tập, làm việc.
Vượt qua tất cả những rào cản đó, nhiều du học sinh quyết bám trụ ở lại không chỉ bởi mức thu nhập cao từ công việc mà còn có cơ hội để họ rút ngắn thời gian trưởng thành và phát huy sự sáng tạo. Khi có điều kiện thuận lợi, họ vẫn có thể giúp ích cho quê hương bằng nhiều cách khác nhau.
“Trông người mà ngẫm đến ta”, mặc dù đã nhiều lần được đề cập, bàn luận nhưng tình trạng “chảy máu chất xám” vẫn còn là bài toán nan giải đối với đất nước.
Thực tế, có không ít du học sinh xuất sắc muốn được đem tài năng của mình trở về làm việc trong nước nhưng khi trở về hoặc là họ không được giao việc đúng với khả năng chuyên môn hoặc là làm đúng chuyên môn nhưng không đủ điều kiện phát huy sở trường; rồi bị mài mòn, rơi rụng dần.
Bên cạnh đó, cơ chế tuyển dụng, cơ hội thăng tiến chưa thực sự minh bạch cùng với mức lương được hưởng chưa tương xứng khiến cho nhiều du học sinh không mấy “mặn mà” với việc trở về nước.
Trên thế giới, những quốc gia có tiềm lực về kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh một phần bởi họ biết tận dụng tối đa nguồn lực chất xám, người giỏi luôn có cơ hội phát huy khả năng, được tôn vinh và có chế độ đãi ngộ xứng đáng bất kể màu da, quốc tịch, nguồn gốc xuất thân.
Trong thời kỳ hội nhập ngày nay, khi mà nguồn tài nguyên nhân lực có chất lượng cao ngày càng có vai trò quan trọng thì vấn đề làm sao để không lãng phí nguồn chất xám từ các du học sinh xuất sắc càng cần được quan tâm.
Thiết nghĩ, những chính sách đãi ngộ về vật chất, tôn vinh nhằm thu hút ngươi tài trở về chỉ là một phần; quan trọng là phải tạo được môi trường cho họ phát huy sở trường.
Có như thế, chính sách trọng dụng nhân tài mới thực sự đi vào thực chất và phát huy hiệu quả trong thực tiễn.
Danh sách 16 nhà vô địch Olympia: Trần Ngọc Minh (trường Trung học Phổ thông chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm – tỉnh Vĩnh Long); Phan Mạnh Tân (trường Trung học Phổ thông chuyên Hà Tĩnh – tỉnh Hà Tĩnh); Lương Phương Thảo (trường Trung học Phổ thông chuyên Vĩnh Long – tỉnh Vĩnh Long); Võ Văn Dũng (trường Trung học Phổ thông chuyên Lê Quý Đôn – thành phố Đà Nẵng); Đỗ Lâm Hoàng (trường Trung học Phổ thông Gò Vấp – thành phố Hồ Chí Minh); Lê Vũ Hoàng (trường Trung học Phổ thông số 1 Bố Trạch – Quảng Bình); Lê Viết Hà (trường Trung học Phổ thông chuyên Lê Khiết – tỉnh Quảng Ngãi); Huỳnh Anh Vũ (trường Trung học Phổ thông Tăng Bạt Hổ - tỉnh Bình Định); Hồ Ngọc Hân (trường Trung học Phổ thông Quốc học Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế); Phan Minh Đức (trường Trung học Phổ thông chuyên Hà Nội Amsterdam – thành phố Hà Nội); Phan Thị Ngọc Oanh (trường Trung học Phổ thông Tiên Lãng – thành phố Hải Phòng); Đặng Thái Hoàng (trường Trung học Phổ thông Hòn Gai – tỉnh Quảng Ninh); Hoàng Thế Anh (trường Trung học Phổ thông chuyên Bắc Giang – tỉnh Bắc Giang); Nguyễn Trọng Nhân (trường Trung học Phổ thông chuyên Tiền Giang – tỉnh Tiền Giang); Văn Viết Đức (trường Trung học Phổ thông thị xã Quảng Trị); Hồ Đắc Thanh Chương (trường Trung học Phổ thông chuyên Quốc học Huế; năm 2016). |
Tác giả bài viết: Bùi Minh Tuấn