Việc này được yêu cầu hoàn thành ngay trong tháng 12.
Đó là các chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên HĐQT,... và đưa vào Quy chế chi tiêu nội bộ của DN.
Các DN thuộc Bộ Tài chính như Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam, Công ty xổ số điện toán Việt Nam,... Bộ trưởng Tài chính yêu cầu chấn chỉnh, thực hiện đúng quy định với các chức danh không có tiêu chuẩn đưa đón xe công từ nơi ở đến nơi làm việc.
Bộ trưởng Tài chính cũng giao Cục Kế hoạch tài chính và Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với các đơn vị khẩn trương xây dựng phương án, thực hiện điều chuyển xe ô tô và lái xe về quản lý tập trung tại đoàn xe thuộc Văn phòng Bộ, báo cáo lãnh đạo Bộ Tài chính trong tháng 12/2016.
Việc khoán xe công đã từng được Bộ Tài chính triển khai với các chức danh thứ trưởng, lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ 1,25 (tổng cục trưởng và tương đương) thuộc Bộ Tài chính. Chủ trương này áp dụng từ 1/10/2016.
Trước đó, Bộ Tài chính cũng có văn bản gửi các Bộ, ngành, địa phương yêu cầu kiểm soát chặt chẽ mua sắm và sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung và định hướng đến năm 2020 sẽ giảm 30-50% số xe diện này (trừ số xe đang có ở các đơn vị thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn).
Trong tổng số khoảng 40.000 xe công hiện nay, ô tô phục vụ công tác chung chiếm chủ yếu, còn xe phục vụ chức danh cho các cán bộ có tiêu chuẩn chỉ có hơn 900 chiếc.
Ngoài ra, khi các đơn vị trực thuộc bộ, ngành, UBND tỉnh, thành,... lập thiết kế đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc phải lấy ý kiến của bộ Tài chính (đối với cơ quan cấp trung ương); còn cơ quan cấp tỉnh thì phải báo cáo Sở Tài chính trước khi báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt.
Tác giả bài viết: L.Bằng
Nguồn tin: