Việt Nam bắt đầu phạt vượt đèn vàng như vượt đèn đỏ. Trước đó, có ít nhất hai nơi đã coi vượt đèn vàng và vượt đèn đỏ như nhau là bang Queensland của Australia có thông báo rộng rãi qua cả mạng xã hội và Trung Quốc.
Theo lập luận của cơ quan quản lý thì đèn vàng là một phần của tín hiệu dừng lại, do đó không được vượt. Nhưng ở Australia có nói thêm chỉ dừng trước đèn vàng khi không có nguy cơ gây tai nạn (ví dụ như không có ai đi sát phía sau hay bản thân mình không phải phanh gấp), còn nếu có khả năng dừng trước đèn vàng mà vẫn cố tình đi mặc dù đèn chưa chuyển qua đỏ cũng bị phạt như vượt đèn đỏ.
Thiết nghĩ các cơ quan quản lý cũng phải giải thích kỹ càng, rõ ràng việc vượt đèn vàng. Nhưng mục tiêu quan trọng nhất của luật giao thông mới là phải giúp tình hình an toàn giao thông được cải thiện. Như vậy, phải có cơ sở lý luận, tốt hơn hết là kèm theo bằng chứng, cho các luật mới.
Một ví dụ: Thời gian bật đèn vàng bao lâu thì phù hợp? Đèn vàng quá ngắn thì bà con không dừng kịp, quá dài thì thiên hạ sẽ đua nhau vượt. Ở Mỹ, các chuyên gia giao thông tập hợp rất nhiều số liệu để cho ra một công thức, theo đó thời gian bật đèn vàng nên thay đổi (tuy thời gian khác nhau chỉ tính bằng giây) tùy theo tốc độ tối đa cho phép và hiện trạng mặt đường.
Công thức này được Liên hiệp các viện hàn lâm quốc gia Mỹ tài trợ đem thử ở 83 giao lộ ở 5 bang khác nhau để cho ra công thức hoàn thiện hơn. Nghiên cứu này được tóm tắt trên Tạp chí Phố Wall năm ngoái.
Trở lại việc phạt vượt đèn vàng, để thuyết phục người dân, cơ quan quản lý có thể đưa ra các số liệu chứng minh luật mới giúp cải thiện tình hình giao thông. Nếu chưa có thì phải đưa ra cơ sở lý luận thật thuyết phục, rồi bắt đầu thu thập số liệu. Một vài năm sau sẽ rõ nếu tình hình giao thông tồi tệ đi hay tốt đẹp hơn nhờ luật mới này rồi quyết định có thay đổi hay không có phù hợp. Đây cũng sẽ là tiền lệ tốt cho việc ra các quyết định dựa trên chứng cứ khoa học sau này.
Theo lập luận của cơ quan quản lý thì đèn vàng là một phần của tín hiệu dừng lại, do đó không được vượt. Nhưng ở Australia có nói thêm chỉ dừng trước đèn vàng khi không có nguy cơ gây tai nạn (ví dụ như không có ai đi sát phía sau hay bản thân mình không phải phanh gấp), còn nếu có khả năng dừng trước đèn vàng mà vẫn cố tình đi mặc dù đèn chưa chuyển qua đỏ cũng bị phạt như vượt đèn đỏ.
Thiết nghĩ các cơ quan quản lý cũng phải giải thích kỹ càng, rõ ràng việc vượt đèn vàng. Nhưng mục tiêu quan trọng nhất của luật giao thông mới là phải giúp tình hình an toàn giao thông được cải thiện. Như vậy, phải có cơ sở lý luận, tốt hơn hết là kèm theo bằng chứng, cho các luật mới.
Một ví dụ: Thời gian bật đèn vàng bao lâu thì phù hợp? Đèn vàng quá ngắn thì bà con không dừng kịp, quá dài thì thiên hạ sẽ đua nhau vượt. Ở Mỹ, các chuyên gia giao thông tập hợp rất nhiều số liệu để cho ra một công thức, theo đó thời gian bật đèn vàng nên thay đổi (tuy thời gian khác nhau chỉ tính bằng giây) tùy theo tốc độ tối đa cho phép và hiện trạng mặt đường.
Công thức này được Liên hiệp các viện hàn lâm quốc gia Mỹ tài trợ đem thử ở 83 giao lộ ở 5 bang khác nhau để cho ra công thức hoàn thiện hơn. Nghiên cứu này được tóm tắt trên Tạp chí Phố Wall năm ngoái.
Trở lại việc phạt vượt đèn vàng, để thuyết phục người dân, cơ quan quản lý có thể đưa ra các số liệu chứng minh luật mới giúp cải thiện tình hình giao thông. Nếu chưa có thì phải đưa ra cơ sở lý luận thật thuyết phục, rồi bắt đầu thu thập số liệu. Một vài năm sau sẽ rõ nếu tình hình giao thông tồi tệ đi hay tốt đẹp hơn nhờ luật mới này rồi quyết định có thay đổi hay không có phù hợp. Đây cũng sẽ là tiền lệ tốt cho việc ra các quyết định dựa trên chứng cứ khoa học sau này.
Tác giả bài viết: Độc giả Nguyễn Đôn