Đẹp

Những tác dụng phụ nguy hiểm thường gặp khi nhịn ăn gián đoạn

Có nhiều người còn cho rằng, bằng cách thực hành nhịn ăn gián đoạn, bạn khiến đường tiêu hóa được nghỉ ngơi, điều này thúc đẩy sự cải thiện của hệ vi khuẩn đường ruột có liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể.

Tụt đường huyết

Đường huyết được tạo ra do quá trình phân hủy carbohydrate trong thức ăn. Lượng đường huyết này có vai trò cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động của cơ thể.

Nếu nhịn ăn thường xuyên, trong khi cơ thể cần năng lượng (từ thức ăn với 3 nhóm chính: tinh bột - carbohydrate, đạm -protein và chất béo -fat) để hoạt động sinh hoạt và làm việc nên khi thiếu thức ăn nạp vào cơ thể sau 24 giờ (tùy mỗi người có thể ngắn hơn hay dài hơn), dẫn đến nguy cơ lượng đường trong máu giảm xuống hay còn gọi là tụt đường huyết, dẫn đến tình trạng hoa mắt chóng mặt.

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Tăng nguy cơ tử vong

Để tìm hiểu, các nhà nghiên cứu đã theo dõi 24.011 người trưởng thành trong 15 năm. Trong khoảng thời gian này, 4.175 trường hợp tử vong đã được ghi nhận: 878 trường hợp trong số đó có liên quan đến vấn đề về tim mạch.

Nếu phần lớn tình nguyện viên ăn 3 bữa một ngày, thì 40% trong số họ ăn ít hơn 3 bữa mỗi ngày. Hành vi ăn uống cũng như nguyên nhân gây tử vong của họ đã được phân tích trong suốt quá trình nghiên cứu.

Các tác giả của nghiên cứu này đã thực hiện một số quan sát. Họ nhận thấy rằng, chỉ tiêu thụ 1 bữa ăn mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, cũng như do bệnh tim mạch. Bỏ bữa sáng làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, trong khi bỏ bữa trưa hoặc bữa tối làm tăng nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân.

Ảnh hưởng đến chất lượng trứng và tinh trùng

Các nhà nghiên cứu tại Đại học East Anglia ở Norwich (Anh) đã kiểm tra nhịn ăn ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của cá ngựa vằn như thế nào, đồng thời đo lường cả quá trình sản xuất tinh trùng và trứng cũng như chất lượng của con cái.

Theo Nhà xuất bản Đại học Oxford, cá ngựa vằn thường được sử dụng trong các nghiên cứu như thế này vì tất cả cơ quan chính của chúng liên quan đến quá trình trao đổi chất.

Một nhóm gồm 12 con cá đực và 12 con cá cái được cho ăn hoàn toàn, trong khi một nhóm khác gồm 18 con cá đực và 18 con cá cái được ăn kiêng. Cá trong nhóm nhịn ăn được cho ăn bình thường sau 15 ngày.

30 con cá đực và 30 con cái được bắt cặp ngẫu nhiên vào các ngày thứ 7, 15, 21, 28 và 35 của nghiên cứu để kiểm tra hiệu suất sinh sản.

Cá được cho 5 giờ để sinh sản và nếu chúng không thành công, chúng sẽ được giao cho một đối tác khác để lặp lại quy trình vào ngày hôm sau.

Vào các ngày thứ 7, 15, 21 và 35 của nghiên cứu, tinh trùng từ mỗi con trong số 30 con cá đực được thu thập và trứng được đánh giá sau 2 giờ và 24 giờ.

Các phát hiện cho thấy trung bình, cá cái trong nhóm ăn kiêng có khả năng sinh sản thấp hơn đáng kể vào ngày thứ 7 và 15, dẫn đến tổng số con của cá cái thấp hơn.

Sau khi kiểm tra hiệu suất sinh sản, 163 con được sinh ra từ nhóm ăn đầy đủ. Ở nhóm còn lại, số lượng là 75 con.

Ngay cả sau khi những con cái trong nhóm nhịn ăn được cho ăn bình thường trở lại, vẫn có sự sụt giảm sinh sản và con đầu tiên có vây tăng trưởng. Nhịn ăn gián đoạn có thể giúp giảm cân nhưng tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản.

Suy dinh dưỡng

Áp dụng nhịn ăn gián đoạn sai cách sẽ tiềm ẩn nguy cơ suy dinh dưỡng và kéo theo vô số hệ lụy sức khỏe. Suy dinh dưỡng do nhịn ăn gián đoạn sai cách có thể dẫn đến thiếu hụt calo, và khoáng chất, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như suy giảm hệ miễn dịch.

Các vấn đề về tiêu hóa

Cùng với cảm giác mệt mỏi và choáng váng, nhiều người thực hiện nhịn ăn gián đoạn còn phải đối mặt với những rối loạn tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, tiêu chảy và buồn nôn do sự thay đổi đột ngột trong chế độ ăn uống.

Sự thay đổi này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây rối loạn nhu động ruột, dẫn đến các vấn đề tiêu hóa kể trên. Thêm vào đó, việc nhịn ăn có thể khiến cơ thể mất nước, càng làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón.

Rối loạn giấc ngủ

Nhịn ăn gián đoạn tiềm ẩn nguy cơ khiến bạn khó ngủ, ngủ không sâu giấc thậm chí mất ngủ hoàn toàn. Chất lượng giấc ngủ suy giảm kéo theo cảm giác mệt mỏi, uể oải và giảm khả năng tập trung vào ban ngày.

Tình trạng mệt mỏi sẽ tiếp tục diễn ra nếu tình trạng thiếu ngủ kéo dài, khiến cơ thể không được tái tạo năng lượng đầy đủ, dẫn đến suy giảm sức khỏe nghiêm trọng.

Hơi thở có mùi

Hôi miệng có thể xuất hiện ở một số người khi thực hiện nhịn ăn gián đoạn, do sự thiếu hụt nước bọt và gia tăng lượng axeton trong hơi thở.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do khi nhịn ăn, cơ thể tiết ra ít nước bọt hơn, dẫn đến khô miệng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây hôi miệng. Bên cạnh đó, khi cơ thể sử dụng chất béo làm nguồn năng lượng chính, lượng axeton - sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy chất béo - sẽ tăng lên trong máu, bài tiết qua đường mồ hôi và hơi thở, tạo ra mùi hắc khó chịu.

Tác giả: Lan Anh (tổng hợp)

Nguồn tin: kinhtedothi.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP