Nhà đẹp

Những món đồ tuyệt đối không để trong nhà vệ sinh dù tiện đến mấy

Có những món đồ hay được để trong phòng tắm chỉ vì bạn sử dụng nhiều và cảm thấy tiện, nhưng nếu để lâu dài có thể gây hại cho bản thân bạn.

Bright Side khuyến cáo một số món đồ không nên cất giữ trong phòng tắm, bởi chúng có thể gây hại cho sức khỏe, nhanh hỏng nếu để trong môi trường nóng ẩm.

Giỏ đựng quần áo bẩn

Một chiếc giỏ đựng quần áo đặt trong phòng tắm chắc chắn là một ý tưởng hoàn hảo. Thật tiện lợi khi cho quần áo bẩn vào ngay trước khi tắm và dùng khăn tắm ngay sau đó.
Tuy nhiên, do độ ẩm tăng cao, những thứ như nấm mốc và mùi chua có thể xuất hiện trong quần áo của bạn.
Ngoài ra, nó sẽ thúc đẩy sự sinh sản của nhiều loại vi khuẩn khác nhau và ngay cả khi bạn giặt ở 140 ° F cũng không thể giúp loại bỏ chúng.
Hộp vệ sinh của thú cưng

Mới nghe thấy thật hợp lý khi để khay vệ sinh của thú cưng tại nhà vệ sinh. Nhưng các chuyên gia cảnh báo đó là việc làm sai lầm.

Nếu hộp vệ sinh của thú cưng của bạn được đặt trong phòng tắm, chất độn cũng sẽ hấp thụ hơi nước từ không khí và mất đi các đặc tính của nó. Nó cũng góp phần phân phối mùi khó chịu. Các nhà sản xuất khuyên bạn nên bảo quản chất độn chuồng ở nơi khô ráo, thoáng khí .

Khăn tắm và áo choàng

Khăn tắm, áo choàng tắm ẩm ướt có thể thành ổ chứa vi trùng và vi khuẩn, đồng thời áo choàng ẩm cũng sẽ có mùi khó chịu.

Mặc một chiếc áo choàng tắm ẩm ướt sau khi tắm xong thì coi như việc bạn đi tắm đã trở thành vô nghĩa.

Dù phòng tắm của bạn có khô và nóng đến đâu, khăn tắm vẫn luôn ẩm ướt. Đó là lý do tại sao các chuyên gia khuyên chỉ giữ những chiếc khăn mà bạn đang sử dụng trong phòng tắm.

Thay vì treo áo choàng tắm, khăn tắm trong phòng tắm, hãy treo nó ở nơi khô thoáng.

Đồ vệ sinh phụ nữ

Nhiều chị em phụ nữ có thói quen để băng vệ sinh trong nhà tắm. Điều này giúp họ thuận tiện hơn khi sử dụng.
Bạn nghĩ đồ của bạn luôn sạch và được đựng trong túi, nhưng bạn không biết rằng độ ẩm là kẻ thù chính của bông, loại băng vệ sinh.
Vật liệu này rất dễ bị ảnh hưởng bởi nấm mốc và vi khuẩn, trong khi nhiệt độ và độ ẩm trong nhà vệ sinh thúc đẩy sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn, làm hưởng đến sức khỏe của bạn .

Cố gắng bảo quản gói đồ vệ sinh phụ nữ đã mở ở nơi khô ráo, thoáng gió, như vậy sẽ đảm bảo về sự vô trùng của chúng ngay cả khi bạn đã mở nó.

Thuốc tránh thai

Cũng giống như nhiều loại thuốc khác , thuốc tránh thai không được bảo quản ở nơi có nhiệt độ cao. Ngay cả khi chúng được đóng gói trong bao bì kín, chúng sẽ nhanh chóng bị hư hỏng .
Sự dao động nhiệt độ có thể thay đổi thành phần hóa học của sản phẩm. Đó là lý do tại sao bạn không nên ngạc nhiên khi thấy 2 vạch sọc trên que thử thai nếu bạn giữ thuốc trong phòng tắm.
Dụng cụ làm móng

Kéo, nhíp và dũa của bạn được làm bằng chất lượng thép tốt đến đâu thì sớm muộn gì bị gỉ nếu bạn cất chúng trong phòng tắm lâu ngày (ngay cả khi bạn chưa bao giờ sử dụng đến chúng).
Đồ điện

Bạn có thể thắc mắc “Ngoài phòng tắm, có thể cất máy sấy tóc và máy cạo râu ở đâu?”.

Thật hợp lý và tiện lợi khi sử dụng những vật dụng này trong phòng tắm. Tuy nhiên, hơi nước và hơi ẩm làm giảm tuổi thọ làm việc của các thiết bị điện nhiều.

Những món đồ này sẽ nhanh hỏng nếunước hoặc hơi ẩm lọt vào bên trong, nguy hiểm hơn có thể gây điện giật nếu chạm vào tay ướt.

Sơn móng tay

Nhà tắm không phải là nơi thích hợp để bạn để những lọ sơn móng tay. Do sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm, sơn móng tay của bạn sẽ hư hỏng nhanh hơn - nó sẽ dày lên và phai màu.

Thay vào đó, bạn nên để chúng trong phòng có nhiệt độ mát, tránh ánh sáng (tất nhiên cũng không phải đặt trong tủ lạnh).

Dao cạo râu

Hơi nước trong vòi hoa sen và sự tích tụ của độ ẩm có thể làm gỉ lưỡi dao cạo, do đó nó có thể làm hỏng da của bạn.

Đó là lý do tại sao bạn chỉ có thể bảo quản dao cạo trong các gói kín. Hơn nữa, để kéo dài tuổi thọ của lưỡi dao, bạn nên lau khô dao sau khi sử dụng để tránh xuất hiện các vết gỉ.

Ngay cả khi bạn vệ sinh đúng cách và lau khô sau khi sử dụng, việc bảo quản trong môi trường phòng tắm ẩm ướt sẽ làm giảm tuổi thọ của dao cạo.

Tác giả: Thủy Linh

Nguồn tin: Báo Giáo dục & Thời đại

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP