Núi cầu vồng Vinicunca nằm trong dãy núi Andes, phía đông nam của thành phố Cusco, tỉnh Canchis, Peru. Ảnh: Gian_Giovanoli/Instagram.
Du khách thường biết tới Vinicunca như một dãy núi cầu vồng bởi diện mạo độc đáo của nó. Mỗi đỉnh núi trong khu vực được bao phủ bằng nhiều dải màu sắc sặc sỡ như xanh pastel hiền hoà, đỏ mãnh liệt, xanh lá cây, hồng và vàng. Ảnh: Froliver/Instagram.
Vùng núi Vinicunca luôn có 5 dải màu dễ thấy, tuy nhiên vẫn chưa có lời giải thích khoa học nào cho hiện tượng ở vùng đất này. Đây là những chú lạc đà tại chân núi. Ảnh: Hashtagheaton/Instagram.
Nhiều du khách xuất phát từ núi Ausangate để tới Vinicunca. Từ khu vực này, bạn có thể đi dạo, tắm suối nước nóng, chiêm ngưỡng những ngọn núi cao, trong đó có Vinicunca sặc sỡ. Ảnh: Ivonne.florez/Instagram.
Một ngọn núi cầu vồng khác nằm tại Công viên địa chất quốc gia Đan Hà Trương Dịch, thuộc tỉnh Cam Túc, phía tây bắc Trung Quốc. Công viên địa chất này đã trở thành Di sản Thế giới của UNESCO năm 2009, thu hút nhiều khách quốc tế. Ảnh: Breathtaking_nature_landscapes/Instagram.
Dãy núi cầu vồng chủ yếu mang màu của sa thạch đỏ đậm. Màu sắc được cho là hình thành từ yếu tố thời tiết, kết hợp với nước và sự oxy hóa sắt. Điều này tạo nên sắc đỏ đậm cùng tông màu khác như vàng, đen, xanh. Ảnh: Girlsgo/Instagram.
Nhiều nghệ sĩ choáng ngợp khi chiêm ngưỡng kiệt tác thiên nhiên này. Dãy núi cầu vồng tại Trung Quốc giống như một bức tranh sơn màu, vẽ nên từ trí tưởng tượng. Ảnh: Imagechina.com.
Tại vùng này có nhiều mỏm đá với hình dạng kỳ lạ như hình lâu đài, hình nón, tháp, nhấp nhô, tạo nên một khung cảnh độc đáo. Ảnh: Michaelfara/Instagram.
Nếu bạn muốn chiêm ngưỡng cảnh núi đa màu sắc, Công viên địa chất quốc gia Đan Hà Trương Dịch, Trung Quốc là một gợi ý. Ảnh: Crooked_compass/Instagram.
Một trong những dãy núi cầu vồng hiếm hoi khác trên thế giới có tên Dãy cầu vồng, hay cao nguyên Chilcotin, trước đây được gọi là núi cầu vồng, nằm tại Bristish Columbia, Canada. Ảnh: Jordan.eichorn/Instagram.
Dãy cầu vồng có tuổi đời khoảng 8 triệu năm, thuộc vành đai núi lửa Anahim. Đường kính này này khoảng 30 km, độ cao hơn 2.000 m. Ảnh: Jackie Zinger.
Không có nhiều màu sắc sặc sỡ như hai ngọn núi cầu vồng tại Trung Quốc và Peru, nơi này vẫn được gọi là “cầu vồng” bởi nhiều màu sắc tươi sáng trên những khối đá. Ảnh: Corypenner/Instagram.
Ngọn núi nhiều màu sắc này hình thành thông qua tác động của thời tiết, xói mòn và sự oxy hóa các khoáng chất khác nhau. Nó chủ yếu mang màu vàng, sọc đỏ và tím. Ảnh: Corypenner/Instagram.
Do nét ấn tượng từ màu sắc này, nhiều thổ dân nơi đây gọi ngọn núi này là “Núi chảy máu”. Ảnh: Corypenner/Instagram.
Tác giả bài viết: Trang Võ
Nguồn tin: