Trong tỉnh

Nhiều gia đình “đốt” hàng chục triệu đồng theo tục hóa vàng mã

Với quan niệm thông qua việc đốt vàng mã thì những người đã khuất sẽ nhận được và sử dụng ở "thế giới bên kia", qua thời gian, việc làm này trở thành tập tục phổ biến, thậm chí ngày càng biến tướng.

Hàng năm, cứ vào dịp đầu xuân, không ít người Việt lại rủ nhau đi lễ chùa cầu lộc, cầu tài cho năm mới. Ảnh: Thành Cường

Theo đó, nhiều lễ vật bao gồm cả vàng mã được dâng lên để tỏ lòng thành. Vàng mã đa dạng chủng loại, hình thức, từ hình nhân thế mạng, đến nhà lầu, xe hơi, các vật dụng gia đình, "ông ngựa", "ông voi"... cao hơn người thật. Ảnh: Thành Cường

Tùy vào tín chủ muốn cầu gì, giải gì để sắm lễ nhiều hay ít. Thực tế, nhiều gia đình tiêu tốn từ vài triệu đồng đến hàng chục triệu đồng mua sắm đồ lễ hóa vàng. Ảnh: Thành Cường

Lễ xong, phần vàng mã sẽ được mang đi hóa (đốt). Người ta nghĩ rằng thông qua việc đốt vàng mã (gồm nhà, xe, tiền, vàng, kể cả ti vi, điện thoại...), ông bà tổ tiên mình sẽ nhận được và sử dụng ở bên kia thế giới. Ảnh: Thành Cường

Một người phụ nữ hóa vàng mã tại Đền Hồng Sơn (TP. Vinh). Ảnh: Thành Cường

Hóa "ông ngựa" tại đền Ông Hoàng Mười (Hưng Nguyên). Ảnh: Thành Cường

Việc đốt vàng mã được xem là hình thức tâm linh nhằm gửi gắm mong ước kết nối với ông bà tổ tiên, với người đã khuất. Ảnh: Thành Cường

Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có công văn đề nghị các Phật tử loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo. Theo công văn này, việc đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam. Ảnh: Thành Cường

Tác giả: Thành Cường

Nguồn tin: Báo Nghệ An

  Từ khóa: vàng mã ,gia đình

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP