Chúng tôi đặt chân đến bản Cha Ca 1 (xã Bảo Thắng - Kỳ Sơn) vào một ngày đầy nắng. Trong ngôi nhà sàn của người Khơ mú, ông Moong Phò Hoan bảo rằng, gọi ông là Moong Văn Thanh cũng được bởi đó là tên khai sinh của ông.
Không hiểu sao vị Bí thư Đảng ủy xã Bảo Thắng lại có đến 2 cái tên như vậy. Ông cười cho hay, con đầu của ông tên là Hoan nên bây giờ ông và vợ cũng đổi sang theo tên con. Không chỉ có ông mà bố mẹ ông cũng được đặt theo tên cháu đầu.
Theo ông Phò Hoan, trong cách gọi tên của người Khơ Mú ở xã Bảo Thắng, lúc đứa trẻ mới sinh, nếu là con trai có tên lót là “Văn”, nữ là “Thị” như các dân tộc khác. Tuy nhiên, lúc họ thành vợ, thành chồng và có con đầu lòng tất cả đều được đổi lại, người bố có tên lót là “Phò”, người mẹ gọi bằng “Mẹ”. Ví dụ: Cụt Mẹ Lan, Cụt Phò Dương... Không chỉ có thế, ông, bà cũng được gọi theo tên cháu là Moong Tạ Hoan (ông) và Moong Bà Hoan (bà).
Cũng phải nói rằng, hiện nay vẫn còn tồn tại hiện tượng con gái Khơ mú khi được gả về nhà chồng được đổi sang họ của chồng. Anh Cụt Phò Anh ở bản Hín Pèn (xã Bảo Nam - Kỳ Sơn) cho chúng tôi hay, vợ anh trước khi lấy chồng có họ Ven nhưng từ khi cưới nhau về được đổi sang họ Cụt. Tuy giấy khai sinh, chứng minh nhân dân vẫn giữ nguyên tên họ cũ nhưng trong quy ước của cộng đồng làng bản thì dĩ nhiên người con gái ấy đã mất đi họ của mình.
Già làng Ven Xiêng Men ở bản Lưu Thắng (xã Chiêu Lưu - Kỳ Sơn) cho biết, tục lệ này có từ thời xa xưa. Ngày ấy, người dân sống trên núi rừng rậm rạp nên không có bất kỳ một loại giấy tờ tùy thân nào. Việc thay tên đổi họ vì thế cũng chẳng ảnh hưởng gì, hơn thế đó còn là một cách để người khác biết rằng ai đã có vợ, có chồng, ai đã có con, có cháu. Đây là một quy tắc bất thành văn trong cộng đồng làng bản Khơ mú.
Tuy nhiên, cũng theo già làng Xiêng Men, ngày nay việc "sang tên đổi họ" cũng mang lại không ít rắc rối vì giữa giấy tờ tùy thân và tên gọi không trùng khớp nhau. Nhiều trường hợp đi làm sổ sách nghe gọi đến tên mình mà vẫn không biết. Chính vì điểm này, hiện nay ở nhiều bản làng Khơ Mú tục đổi tên này đã được xóa bỏ.
Không hiểu sao vị Bí thư Đảng ủy xã Bảo Thắng lại có đến 2 cái tên như vậy. Ông cười cho hay, con đầu của ông tên là Hoan nên bây giờ ông và vợ cũng đổi sang theo tên con. Không chỉ có ông mà bố mẹ ông cũng được đặt theo tên cháu đầu.
Theo ông Phò Hoan, trong cách gọi tên của người Khơ Mú ở xã Bảo Thắng, lúc đứa trẻ mới sinh, nếu là con trai có tên lót là “Văn”, nữ là “Thị” như các dân tộc khác. Tuy nhiên, lúc họ thành vợ, thành chồng và có con đầu lòng tất cả đều được đổi lại, người bố có tên lót là “Phò”, người mẹ gọi bằng “Mẹ”. Ví dụ: Cụt Mẹ Lan, Cụt Phò Dương... Không chỉ có thế, ông, bà cũng được gọi theo tên cháu là Moong Tạ Hoan (ông) và Moong Bà Hoan (bà).
Cũng phải nói rằng, hiện nay vẫn còn tồn tại hiện tượng con gái Khơ mú khi được gả về nhà chồng được đổi sang họ của chồng. Anh Cụt Phò Anh ở bản Hín Pèn (xã Bảo Nam - Kỳ Sơn) cho chúng tôi hay, vợ anh trước khi lấy chồng có họ Ven nhưng từ khi cưới nhau về được đổi sang họ Cụt. Tuy giấy khai sinh, chứng minh nhân dân vẫn giữ nguyên tên họ cũ nhưng trong quy ước của cộng đồng làng bản thì dĩ nhiên người con gái ấy đã mất đi họ của mình.
Già làng Ven Xiêng Men ở bản Lưu Thắng (xã Chiêu Lưu - Kỳ Sơn) cho biết, tục lệ này có từ thời xa xưa. Ngày ấy, người dân sống trên núi rừng rậm rạp nên không có bất kỳ một loại giấy tờ tùy thân nào. Việc thay tên đổi họ vì thế cũng chẳng ảnh hưởng gì, hơn thế đó còn là một cách để người khác biết rằng ai đã có vợ, có chồng, ai đã có con, có cháu. Đây là một quy tắc bất thành văn trong cộng đồng làng bản Khơ mú.
Tuy nhiên, cũng theo già làng Xiêng Men, ngày nay việc "sang tên đổi họ" cũng mang lại không ít rắc rối vì giữa giấy tờ tùy thân và tên gọi không trùng khớp nhau. Nhiều trường hợp đi làm sổ sách nghe gọi đến tên mình mà vẫn không biết. Chính vì điểm này, hiện nay ở nhiều bản làng Khơ Mú tục đổi tên này đã được xóa bỏ.
Tác giả: Đào Thọ
Nguồn tin: Báo Nghệ An
Nguồn tin: Báo Nghệ An