Từ tập tục sản xuất theo phương thức chọc lỗ tra hạt, khi chuyển từ huyện Tương Dương về huyện Thanh Chương (Nghệ An) tái định cư, hàng nghìn hộ dân người Thái, người Khơ Mú gặp không ít khó khăn. Thế nhưng, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, người dân dần thích nghi và hiện tại đã có bước chuyển mình kỳ diệu.
Uống rượu cần là một trong những phong tục không thể thiếu của đời sống văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số Khơ Mú và người Thái ở Nghệ An. Hầu như nhà nào cũng có một vài bình rượu cần, đặc biệt ngày Tết họ sẽ chuẩn bị nhiều hơn để đón năm mới.
“Hôm xem kết quả, em không tin vào mắt mình nữa. Thấy mình có tên trong danh sách trúng tuyến và xếp thứ 6 toàn trường, em rất vui mừng và hạnh phúc. Em đã chia sẻ ngay niềm vui này với mẹ”, Xeo Văn Uỳnh (SN 2003, học sinh lớp 12E, Trường THPT Cát Ngạn, huyện Thanh Chương, Nghệ An) tâm sự.
“Nguyện vọng của chúng tôi là có kinh phí để xây dựng công trình vệ sinh khép kín để thuận tiện cho việc sinh hoạt của các cháu”, đó là chia sẻ của vợ chồng anh Cụt Phò Bản và chị Cụt Y Phang, bản Na Mỳ, xã Mường Típ, huyện Kỳ Sơn khi nói về mong muốn dành cho 3 đứa con tật nguyền.
Vượt lên gần 3500 sinh viên, cô gái Xeo Thị Phon – người dân tộc Khơ Mú đã trở thành một trong 22 sinh viên xuất sắc nhất của Khóa 54 – Trường Đại học Vinh.
Nếu người Mông khi lấy vợ đàn ông được bên ngoại đặt tên mới thì người Khơ mú Nghệ An con gái khi lấy chồng được đổi cả họ và khi có con, cháu còn được gọi theo một tên khác.
Ở vùng cao Nghệ An, hầu như chỉ có người Thái và người Khơ Mú còn giữ được thói quen ăn trầu, và cách ăn của họ rất kỳ lạ khi không có cau và nuốt luôn miếng trầu vào bụng.
Xuất hiện trên mạng xã hội, video cậu bé 8 tuổi (dân tộc Khơ Mú) mồ côi cả bố và mẹ hàng ngày lang thang đi ăn xin đã lấy đi nước mắt và tình thương của rất nhiều người.
Chiều ngày 9/1, huyện Quế Phong tổ chức Lễ gặp mặt già làng trưởng bản, người có uy tín năm 2017. Tới dự có đồng chí Lê Văn Giáp, Chủ tịch UBND huyện; Các đồng chí PCT, Lãnh đạo các ban ngành cấp huyện; Đảng uỷ, chính quyền và bà con dân tộc Mông và Khơ Mú của hai xã Tri Lễ, Nậm Nhóng.
Song hành cùng với sự phát triển của lịch sử qua quá trình tiếp xúc, giao thoa với các tộc người khác, lễ ăn hỏi của người Khơ Mú ở Kỳ Sơn, Nghệ An có những biến đổi nhất định. Chính vì vậy, cần có cái nhìn toàn diện về nét đẹp của bản sắc dân tộc thông qua lễ ăn hỏi.
Quế Phong (Nghệ An) là một trong những huyện miền núi 30a đầu tiên của cả nước, nơi hơn 90% đồng bào dân tộc thiểu số Thái, Mông, Khơ Mú sinh sống triển khai thí điểm việc truy cập, kích hoạt tài khoản và nhập thông tin vào hệ thống khai sinh điện tử, cấp số định danh cá nhân.
Nhân dịp lễ Quốc khánh năm 2016 sáng ngày 06/9/2016 Ủy ban MTTQ Tỉnh Nghệ An phối hợp với Ủy ban MTTQ huyện Kỳ Sơn đi thăm và tặng quà cho Cụt Mắn Nọi dân tộc Khơ Mú ở bản Nọong Dẻ xã Nậm Cắn; ông Già Tổng Dênh dân tộc H mông ở bản Nhọt Lợt xã Mỹ Lý; ông Hờ Pa Chù dân tộc Mông ở bản Mường Lống xã Mường Lống; ông Lữ Văn Kiêng dân tộc Thái ở bản Kẹo Lực 3 xã Phà Đánh mỗi suất quà trị giá 1.000.000đ .
Châu Kim là một xã vùng trung tâm của huyện Quế Phong, có 3 dân tộc anh em cùng sinh sống: Thái, Kinh, Khơ mú, được phân bố thành 10 thôn bản, có 932 hộ và hơn 4.000 nhân khẩu, trình độ dân trí không động đều, đời sống kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm: 20,87 %. Công tác Dân số/ KHHGĐ gặp không ít những khó khăn, thách thức, nhưng với tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì công việc của người cán bộ Dân số, công tác Dân số/KHHGĐ của xã Châu Kim trở thành một điểm sáng của huyện.
Là xã tái định cư lòng hồ thủy điện bản Vẽ, mới được thành lập 7 năm nay, chủ yếu là đồng bào Khơ Mú và người Thái nhưng xã Thanh Sơn, huyện Thanh Chương (Nghệ An) hiện nay đã có hàng trăm người tham gia mua, bán hàng đa cấp của Công ty Liên minh tiêu dùng Việt Nam, với số tiền hơn 1,8 tỷ đồng. Đáng chú ý, 12 cán bộ của xã này cũng "dính" vào đa cấp, trong đó 3 người đã bị loại ra khỏi danh sách bầu cử sắp tới vì đã tiên phong đưa đa cấp về làng.
Người phụ nữ người dân tộc Khơ Mú bị bỏng độ 3, độ 4 với thương tích 80% và đang nằm chờ chết tại bệnh viện vì gia đình quá nghèo, nếu không chuyển đến điều trị ở tuyến cao hơn, đầy đủ phương tiện kỹ thuật hiện đại hơn..