Trong tỉnh

Nghệ An: Mục tiêu 90% người dân nông thôn dùng nước sạch vào năm 2025

Ngày 28/06, UBND tỉnh đưa ra Kế hoạch số 499/KH-UBND về cấp nước an toàn khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2025 -2029.

Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hoá đặt ra mục tiêu đến năm 2025, có 90% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh, trong đó có 55-56% dân số nông thôn dược tiếp cận bền vững với nước sạch đạt quy chuẩn với số lượng tối thiểu 60 lít/người/ngày; nâng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung lên 30% trở lên; 100% công trình cấp nước tập trung hoạt động bình thường, trong đó 60% hoạt động bền vững.

Đến năm 2030, có 95-97% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh, trong đó có 60 - 65% dân số nông thôn được tiếp cận bền vững với nước sạch đạt quy chuẩn với số lượng tối thiểu 80 lít/người/ngày; nâng tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung lên 50% trở lên; 100% công trình cấp nước tập trung hoạt động bình thường, trong đó 80% hoạt động bền vững…

Các yêu cầu cơ bản của công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung bảo đảm cấp nước an toàn gồm: Bảo đảm cấp nước liên tục, ổn định, đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng theo quy định của pháp luật. Các hạng mục công trình thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch đến khách hàng được quản lý, vận hành, bảo dưỡng theo quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật.

Vào mùa nắng nóng, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An lại đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch. Vấn đề cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn luôn là yêu cầu cấp bách, đòi hỏi sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương.

Có phương án kiểm soát các nguy hại, rủi ra, sự cố có thể xảy ra trong hệ thống từ nguồn nước đến khách hàng và biện pháp cấp nước dự phòng trường hợp xảy ra gián đoạn cấp nước trên 48 giờ. Có cơ chế quản lý tài chính rõ ràng, doanh thu đủ bù đắp chi phí và có tích lũy phục vụ công tác duy tu, sửa chữa nhỏ và khắc phục sự cố…

Để đạt được mục tiêu đề ra, UBND tỉnh đề ra các nội dung và giải pháp thực hiện bao gồm: Thực hiện có hiệu quả cấp nước an toàn khu vực nông thôn; nâng cao và kiểm soát chất lượng nước sạch sinh hoạt; quản lý tài sản kết cấu hạ tầng công trình cấp nước tập trung nông thôn. Bảo vệ chất lượng nguồn nước nguyên liệu; xử lý nghiêm các hành vi về xả thải, gây ô nhiễm nguồn nước, khai thác, sử dụng nguồn nước trái phép. Đầu tư xây dựng, sửa chữa công trình cấp nước tập trung quy mô lớn, đồng bộ, liên xã, liên huyện kết nối hệ thống cấp nước đô thị ở những nơi phù hợp để đảm bảo công trinh hoạt động hiệu quả, bền vững.

Cùng với đó, tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước và sử dụng nước sạch tiết kiệm, hiệu quả. Ứng dụng công nghệ, giải pháp cấp nước và vệ sinh thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân…

Tại kế hoạch này, UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT ban hành tài liệu hướng dẫn, tổ chức tập huấn về xây dựng, trình phê duyệt kế hoạch cấp nước an toàn đối với công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung; thu, xử lý và trữ nước an toàn hộ gia đình. Tuyên truyền, hướng dẫn các đơn vị cấp nước, các hộ gia đình theo dõi, giám sát và duy trì số lượng, chất lượng nước. Xây dựng thông tin, dữ liệu bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn…

Đối với các đơn vị cấp nước sinh hoạt nông thôn, cần thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ NN&PTNT đề xuất, lập và thực hiện Kế hoạch đảm bảo cấp nước an toàn của hệ thống, công trình cấp nước sạch nông thôn do đơn vị mình quản lý. Hằng năm, lập kế hoạch cải tạo, sửa chữa các công trình được giao quản lý; xây dựng phương án giá nước và cấp bù giá hoặc trợ giá nước (nếu có) các công trình được giao quản lý trình Sở Tài chính thẩm định. Bảo vệ nguồn nước do đơn vị mình trực tiếp khai thác, sử dụng; theo dõi, giám sát các hoạt động trong vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình…

Tác giả: Tiến Dũng

Nguồn tin: moitruongvadothi.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP