Đẹp

Làm sao để phòng tránh tác hại của tia cực tím trong mùa hè?

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 3 ngày tới chỉ số UV cực đại của các tỉnh thành Trung Bộ trở vào Nam Bộ duy trì ở mức nguy cơ gây hại rất cao. Trong khi đó, các tỉnh thành Bắc Bộ có chỉ số UV cực đại ở ngưỡng nguy cơ gây hại cao.

Tia cực tím là gì?

Tia cực tím hay còn gọi là tia tử ngoại là tia do mặt trời phát ra có tia có bước sóng ngắn hơn so với ánh sáng nhìn thấy được và dài hơn so với tia X, bước sóng của tia UV từ 10nm đến 380nm. Liên quan đến sức khỏe của con người và dựa vào bước sóng tia UV được chia làm 3 loại: UVA: Bước sóng từ 380 đến 315 nm; UVB: Bước sóng từ 315 đến 280 nm: Tia UVB kích thích quá trình chuyển hóa Melanin (sắc tố da) làm cho da đen và sạm đi; UVC: Bước sóng

Ngoài tia cực tím do mặt trời phát ra còn có các tia cực tím nhân tạo như tia cực tím từ máy hàn phát ra, từ các thiết bị như máy tính, điện thoại, tivi.

Theo BS. Đặng Bích Diệp - Khoa Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc, BV Da liễu Trung ương cho biết, việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời sẽ gây bỏng nắng, tổn thương mắt như đục thủy tinh thể, lão hóa da, nếu tiếp xúc kéo dài, tích lũy có thể gây ung thư da.

Theo BS. Diệp, chỉ số tử ngoại hay chỉ số UV (tia cực tím) là một chỉ số đo lường về cường độ của bức xạ tử ngoại từ mặt trời tại một địa điểm cụ thể vào một ngày cụ thể. Việc công bố chỉ số này sẽ giúp mọi người bảo vệ khỏi tia cực tím, vì việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời sẽ gây bỏng nắng, tổn thương mắt như đục thủy tinh thể, lão hóa da, nếu tiếp xúc kéo dài, tích lũy có thể gây ung thư da.

Các bác sĩ cho hay, tác hại cấp tính phổ biến nhất của tai UV là cháy nắng do tiếp xúc quá mức trong thời gian ngắn. Đặc biệt, khi nắng nóng đỉnh điểm có thể gây say nắng hoặc say nóng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tiếp xúc với tia UV tích lũy, hay việc phơi nắng khi tia UV cao xảy ra thường xuyên và kéo dài, có thể dẫn đến lão hóa da sớm, đặc biệt là ung thư da.

Thời điểm trong ngày tia UV dễ ảnh hưởng đến da nhất dao động từ 10 đến 16 giờ tuỳ từng mùa và vùng miền. Vì vậy, để xác định thời điểm chỉ số UV nguy hiểm bằng cách đứng dưới nắng và quan sát bóng của mình, nếu bóng ngắn hơn chiều cao thì tương ứng với chỉ số UV cao, lúc này nên sử dụng các biện pháp tránh nắng.

Làm gì để hạn chế tia cực tím?

Tại thời điểm nắng nóng kéo dài này, BS. Diệp khuyến cáo người dân cần có các biện pháp chủ động để bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của UV như: hạn chế ra nắng giờ cao điểm (quy tắc quan sát bóng).

Khi ra nắng cần đảm bảo các biện pháp chống nắng: sử dụng kem chống nắng (lựa chọn loại kem chống nắng có quang phổ rộng (broad spectrum) đủ khả năng chống lại tia UVB (SPF), UVA (PA), (SPF 30 trở lên, PA +++). Nên bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ đồng hồ giờ hoặc sau khi bạn tiếp xúc với nước để đảm bảo hiệu quả bảo vệ da.

Có thể sử dụng viên uống chống nắng phối hợp để bảo vệ da, kính mắt có tác dụng chống tia UV, đội mũ, quần áo chống nắng.

Bên cạnh đó uống đủ nước, ăn rau củ quả tươi. Ngoài nước lọc, có thể bổ sung nước khoáng, nước ép trái cây giàu vitamin...

Tác giả: Chi Linh

Nguồn tin: suckhoedoisong.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP