Khoai lang tím có chứa hàm lượng kali nhiều hơn tới 28% so với một quả chuối, vì vậy nó được xếp vào nhóm thực phẩm thần dược, ngoài tác dụng sức khỏe còn giúp giảm cân, làm đẹp an toàn.
Khoai lang tím
Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu nông nghiệp quốc gia Nhật Bản có tên là Okinawan. Đây là một nguồn chất màu tím tốt và ổn định bởi nó chứa một hàm lượng lớn chất Anthocyanin. Đây là một thành phần vô cùng quan trọng bởi sự có mặt của Anthocyanin đã tạo nên giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của loại khoai này. Chất màu này được tạo nên bởi các dạng môn hoặc di-acylated của cyanidin (YGM-la, -1b, -2and-3) và pconidin (YGM-4b,-5a, -5b and-6).
Hay theo tạp chí Nông nghiệp & Hóa thực phẩm của Mỹ cũng vừa công bố kết quả nghiên cứu mới về tác dụng của khoai lang tím trong việc làm giảm huyết áp và giảm béo phì. Cụ thể, những người ăn thường xuyên khoai lang tím (purple potatoes) giảm được tới 4 điểm huyết áp, như vậy nó tốt hơn rất nhiều so với các loại rau xanh dạng củ khác. Đơn giản, khoai lang tím giàu hàm lượng chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm bệnh tim mạch, đặc biệt là lớp vỏ.
Để có kết luận nói trên, 18 người tình nguyện được mời tham gia cuộc thí nghiệm ăn 6 – 8 củ khoai lang tím nướng trong lò vi sóng, 2 lần/ngày trong thời gian 4 tuần liên tục. Phần lớn những người tham gia đều mắc chứng tăng cân và cao huyết áp, cùng nhóm người khác không ăn khoai để đối chứng. Sau đó lại chuyển sang chế độ ăn các loại thức ăn khác.
Kết quả, nhóm ăn khoai lang tím có chỉ số huyết áp, kể cả cực đại lẫn cực tiểu đều giảm. Cụ thể, huyết áp tâm trương giảm 4,3 điểm, huyết áp tâm thu giảm 3,5 điểm trong khi đó nhóm đối chứng lại không có được những tác dụng này, đặc biệt, những người mắc bệnh dư thừa trọng lượng, cao huyết áp vừa uống thuốc lại kết hợp ăn khoai lang tím thì hiệu quả giảm huyết áp lại càng lớn, tuyệt nhiên không một ai trong nhóm này bị tăng cân.
Qua nghiên cứu, nhóm đề tài phát hiện thấy, trong khoai lang tím có chứa các hợp chất giống như trong thuốc hạ huyết áp ACF inhebitor và các hợp chất hữu ích khác mà người ta chưa phát hiện được. Chính vì tác dụng này mà tại Hàn Quốc và Nhật Bản khoai lang tím được xem là một trong những loại thực phẩm, thuốc chữa bệnh quý được người dân ở đây dùng thường xuyên sử dụng.
Thành phần hóa học trong 100g khoai lang tím có nước (củ tươi) 68g, Khô 11g, lipid tươi 0,2g, khô 0,5g, Glucide tươi 4g, khô 0g, tinh bột tươi 24,5g, chất xơ tươi 1,3g, khô 3,6g. Khoáng chất Ca tươi 34mg, Phosphor tươi 49,4mg. Vitamine tiền sinh tố A (Caroten) 0,3mg, B1 tươi 0,05mg. B2 tươi 0,05mg. PP tươi 0,6mg. C tươi 23mg. Các acide amine như Arginin 2,9. Methionin 1,7. Histidin 1,4. Threonin 3,8. Lysine 1,3. Leucin 4,8. Trytophan 1,8. Isoleucin 3,6. Phenylalanin 4,33. Valin 5,6.
Như đã nói ở trên trong khoai lang tím có chứa Anthocyanin, đây là một hợp chất thuộc nhóm flavonoid Anthocyanin, một chất màu tự nhiên có nhiều tính chất, tác dụng quý báu, bởi vậy nó được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm cũng như trong y học. Trong sản xuất thực phẩm cùng với các chất màu tự nhiên khác như carotenoid, clorofil, Anthocyanin giúp sản phẩm phục hồi lại màu tự nhiên ban đầu tạo ra màu sắc hấp dẫn cho mỗi sản phẩm. Đồng thời có khả năng kháng ôxy hóa nên chúng còn được dùng để giảm chất béo.
Trong y học tác dụng của Anthocyanin rất đa dạng nên được ứng dụng rộng rãi như làm giảm khả năng tính thấm thành mạch và thành tế bào nên được dùng trong trường hợp chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu, do đó lại tác dụng chống ooxxy hóa nên dùng để chống lão hóa, hạn chế sự giảm sút đề kháng khi bị suy giảm hệ miễn dịch, còn khả năng chống tia phóng xạ, nên có thể hỗ trợ cho cơ thể sống trong môi trường có bức xạ điện từ.
Với nhiều đặc thù quý báu của Anthocyanin nên còn dùng chống dị ứng, viêm loét do nguyên nhân nội sinh hay ngoại sinh và kháng nhiều loại vi khuẩn khó tiêu diệt, tăng chức năng chống độc cho gan, ngăn ngừa sự nhiễm mỡ gan và hoại tử mô gan, điều hòa lượng cholesterol trong máu, tránh nguy cơ tắc nghẽn xơ cứng động mạch, phục hồi trương lực tim, điều hòa nhịp tim và huyết áp, điều hòa chuyển hóa Ca, làm giảm đau do chống lại sự co thắt của cơ trơn, làm giảm các mảng xuất huyết nhỏ trong bệnh tiểu đường. Ngoài ra Anthocyanin còn có nhiều ứng dụng khác nhờ các phản ứng đa dạng của chúng trong các enzyme và các quá trình trao đổi chất.
Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như: Cam thử, Phiên chử. Củ khoai lang tính bình, vị ngọt, vào hai kinh tỳ và thận. Tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thân, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt; chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích… Rau lang tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, tư thận âm. Chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc.
Kiêng kỵ với các trường hợp thấp trệ, tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp. Không nên dùng khoai lang (củ và rau) lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, lại làm hạ thêm gây mệt mỏi. Không ăn thường xuyên rau lang vì chứa nhiều calci có thể gây sỏi thận. Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất. Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây xát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch). Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong một tuần. Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc. Không nên ăn khoai rán vì dễ làm giảm các thành phần chống ôxi hóa của khoai. Ngoài ra, cũng không nên ăn khoai lang tím với kem bơ thực vật, nó sẽ giảm tác dụng "bình ổn" về huyết áp. Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường chát và hăng. Khoai lang có thể dùng làm lương khô dưới 2 dạng: Khoai lang sống thái lát cả vỏ phơi khô và khoai lang luộc cả vỏ, sau đó thái lát phơi khô (còn gọi là khoai lang gieo). Khi phơi cần phủ vải màn để tránh ruồi nhặng. Các dạng này có thể dùng sống hoặc nấu chín tùy mục đích.
Dưới đây là vài tác dụng trong trị liệu tiêu biểu từ loại khoai này:
* Làm giảm cân: Khoai lang tím là nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất như vitamin A, B, C, E, protein, tinh bột, axit amin và rất nhiều các loại nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, kẽm... nên được xem là thực phẩm số 1 cho những người muốn giảm cân và chứa ít năng lượng, chóng no lại ngon miệng.
* Kháng viêm và làm mờ vết thâm: Khoai lang tím là giàu chất tạo màu chống ôxi hóa, các loại khoáng chất như sắt, kali, vitamin C và axít folic có tác dụng kháng viêm làm mờ vết thâm trên da. Khi da sưng đỏ hoặc đau rát chỉ cấn cắt lát khoai mỏng đắp lên đó trong khoảng 10 – 15 phút sẽ làm dịu đau.
* Chống lão hóa: Ăn khoai lang 2 lần/tuần sẽ giúp da mềm mại vì khoai lang tím có chứa nhiều sinh tố có lợi, chất khoáng, chất xơ. Hoặc nghiền khoai lang nhuyễn, trộn với sữa chua đắp lên da.
* Tốt cho người huyết áp cao: bởi hàm lượng chất Kali có trong khoai lang tím nhiều hơn tới 28% so với một quả chuối. Nhờ vậy mà nó được các nghiên cứu khoa học cho thấy, khoai lang tím có tác dụng trong việc phòng ngừa bệnh cao huyết áp. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã chọn nhóm người tình nguyện ăn 6 – 8 củ khoai lang tím loại nhỏ (250 – 300g) mỗi ngày trong vòng 1 tháng, sau đó đo huyết áp, kết quả giảm được 4,3% huyết áp tâm trương (tối thiểu) và 3,5% huyết áp tâm thu (tối đa).
* Tốt cho người bệnh tiểu đường: Khoai lang tím chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng cao, có ít chất béo, đường mỡ nên rất có lợi cho nhóm người mắc bệnh tiểu đường. Cách tốt nhất là ăn vào bữa trưa, khoảng 100g là có lợi nhất đối với hệ thống tiêu hóa, tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.
Tác giả bài viết: B.S Hoàng Xuân Đại