Hồi bé đi học, như các bạn đồng lứa, tôi ngây thơ tin rằng mỗi người sẽ được đối xử công bằng theo chính thực lực của mình. Chúng tôi đã sốc khi chứng kiến một vài bạn trong lớp được thày cô biệt đãi. Theo qui định, không làm bài tập lần đầu bị điểm 1, tái phạm bị điểm 0. Nhưng hôm trực nhật, được giao mang sổ điểm cho thầy, tôi đã tò mò và được biết một số điểm 1, điểm 0 đã được sửa thành điểm 10.
Tôi đã bức xúc và được bố mẹ tôi giải thích đại ý, nhiều khi thầy cô cũng bị sức ép từ cấp trên, từ những mối quan hệ cá nhân. Bố luôn dặn một câu mà tôi ghi nhớ cả đời: “nhà mình không giàu có, lý lịch không thuộc nhóm được ưu tiên. Bố mẹ không quen ai, mà có quen biết bố cũng không quen nhờ vả. Các con chỉ có cách học giỏi, làm việc tốt thì mới có chỗ đứng trong đời.”
Cho tới bây giờ, nhiều sinh viên của tôi và rất nhiều người trẻ khác mỗi khi có dịp chia sẻ đều không khỏi bi quan, lo lắng khi tốt nghiệp đại học sẽ không cạnh tranh được với nhóm "con ông cháu cha" khi tìm việc làm. Dường như họ không còn tin rằng, chính nỗ lực tự thân mới là cách xác lập vị thế cuộc đời bền vững nhất.
Trăn trở của họ khiến tôi nhớ lại câu chuyện của một bạn đồng niên. Bạn bạn ấy là người ngoại tỉnh, xinh xắn, thông minh. Tốt nghiệp xong lấy chồng là dân Hà Nội. Bố mẹ chồng cũng thuộc hàng quan chức nên những năm đầu thập niên 90, hầu như ai cũng vất vả nhưng vợ chồng bạn ấy thì nhanh chóng có nhà mặt phố, có công việc làm tử tế.
Bạn vợ là dân trường Ngoại thương, biết Tiếng Anh nên vào làm cho một một công ty nước ngoài. Còn anh chồng được gia đình cài vào một cơ quan nhà nước.
Điều đáng nói là môi trường làm việc và áp lực công việc của hai bạn ấy rất khác nhau. Trong khi bạn vợ làm việc trong môi trường nước ngoài nên áp lực cạnh tranh, áp lực tự thân rất lớn. Bạn ấy làm việc chăm chỉ nên lương khá cao. Còn bạn chồng, học hành cũng đâu vào đấy. Khi ra trường, thời gian đầu nhờ quan hệ của bố mẹ khi ấy còn đương chức đã ngồi được vào cái ghế trưởng phòng một công ty nhà nước. Có lẽ do làm trong môi trường ít áp lực cạnh tranh lại quen sống nhàn hạ nên khi bố mẹ về hưu, không còn chỗ bấu víu, bạn ấy càng tụt hậu, không tự thăng tiến được nên đã tụt lại phía sau.
Do những khác biệt quá lớn như vậy, mâu thuẫn gia đình là khó tránh khỏi nên cả hai đã ly hôn. Câu chuyện của các bạn ấy đã chứng minh cho câu nói, “đâu phải cứ con ông cháu cha là sung sướng, là thành đạt”.
Ngoảnh nhìn lại lớp tôi hồi đó, gần 100 người nhưng sau hơn 10 năm, những người thành đạt nhất lại không phải là nhóm COCC. Người thành đạt nhất lại chính là những người có nhiều hoàn cảnh khác nhau, người tỉnh xa, người nghèo khó…. Nhưng họ có điểm chung là dám làm, dám nghĩ, dám dấn thân.
Có một bạn, bố là thứ trưởng. Bạn ấy ngay từ đầu không chịu sự sắp đặt của gia đình, tự bươn chải, đứng ra lập công ty riêng, giờ trở thành CEO của một tập đoàn lớn. Bạn ấy thành đạt tự thân, hoàn toàn không nhờ vào cái ghế thứ trưởng của bố.
Một số bạn bạn khác cũng thuộc diện con nhà có điều kiện, bố mẹ có tước vị, quả là lúc đầu khi mới ra trường, họ luôn dễ dàng tìm được chỗ đứng, chỗ ngồi nhanh chóng, nhưng đến nay họ vẫn chỉ bình bình như vậy, và có lẽ sẽ vẫn cứ như thế cho đến lúc về hưu.
Vấn nạn “con ông cháu cha” là vấn đề của nhiều quốc gia đang phát triển và thiếu minh bạch. Nhưng tôi tin rằng, xã hội nào cũng cần người làm việc thật. Làm gì có xã hội nào, quốc gia nào có thể hưng thịnh nếu chỉ dựa vào nhóm COCC không dám nghĩ, không dám làm, cái gì cũng phải nhờ người khác nghĩ hộ, làm hộ.
Từ câu chuyện lớp tôi, tôi tin rằng, COCC thì có sao đâu. Điều quan trọng là các bạn ấy sử dụng điểm khởi đầu thuận lợi như thế nào để làm giàu cho xã hội, cho cộng đồng.
Trên thế giới, đã có những gia đình cha làm tổng thống, rồi đến con cũng làm tổng thống mà dân chúng ai cũng tâm phục khẩu phục ủng hộ đó sao.
Điều quan trọng là hãy học cách sống tự thân, thích nghi với thời cuộc. Hãy chứng minh mình là ai, chứ đừng tìm cách chứng minh mình là con ai.
Tôi đã bức xúc và được bố mẹ tôi giải thích đại ý, nhiều khi thầy cô cũng bị sức ép từ cấp trên, từ những mối quan hệ cá nhân. Bố luôn dặn một câu mà tôi ghi nhớ cả đời: “nhà mình không giàu có, lý lịch không thuộc nhóm được ưu tiên. Bố mẹ không quen ai, mà có quen biết bố cũng không quen nhờ vả. Các con chỉ có cách học giỏi, làm việc tốt thì mới có chỗ đứng trong đời.”
"Con ông cháu cha". Ảnh: Tuổi Trẻ
Những năm tháng du học tôi đã nỗ lực học hành với niềm tin khi trở về sẽ xác lập được chỗ đứng xứng đáng. Tuy nhiên khi trở về con đường tìm việc làm đã không trơn tru như tôi nghĩ. Câu chuyện từ ký ức đâu đó vẫn tồn tại, tôi lại chật vật để quen với sự thật phũ phàng là “nhất quen, nhì quyền”. Lúc đi tìm việc, chẳng ai quan tâm đến tấm bằng hay bảng điểm của tôi mà hỏi xem tôi có quen biết ai không hay. Trong số các bạn tôi, những ai nhanh chóng tìm được công việc tốt hầu hết đều nhờ có sự quen biết, hoặc bằng cách nào đó có được cái thư tay.Cho tới bây giờ, nhiều sinh viên của tôi và rất nhiều người trẻ khác mỗi khi có dịp chia sẻ đều không khỏi bi quan, lo lắng khi tốt nghiệp đại học sẽ không cạnh tranh được với nhóm "con ông cháu cha" khi tìm việc làm. Dường như họ không còn tin rằng, chính nỗ lực tự thân mới là cách xác lập vị thế cuộc đời bền vững nhất.
Trăn trở của họ khiến tôi nhớ lại câu chuyện của một bạn đồng niên. Bạn bạn ấy là người ngoại tỉnh, xinh xắn, thông minh. Tốt nghiệp xong lấy chồng là dân Hà Nội. Bố mẹ chồng cũng thuộc hàng quan chức nên những năm đầu thập niên 90, hầu như ai cũng vất vả nhưng vợ chồng bạn ấy thì nhanh chóng có nhà mặt phố, có công việc làm tử tế.
Bạn vợ là dân trường Ngoại thương, biết Tiếng Anh nên vào làm cho một một công ty nước ngoài. Còn anh chồng được gia đình cài vào một cơ quan nhà nước.
Điều đáng nói là môi trường làm việc và áp lực công việc của hai bạn ấy rất khác nhau. Trong khi bạn vợ làm việc trong môi trường nước ngoài nên áp lực cạnh tranh, áp lực tự thân rất lớn. Bạn ấy làm việc chăm chỉ nên lương khá cao. Còn bạn chồng, học hành cũng đâu vào đấy. Khi ra trường, thời gian đầu nhờ quan hệ của bố mẹ khi ấy còn đương chức đã ngồi được vào cái ghế trưởng phòng một công ty nhà nước. Có lẽ do làm trong môi trường ít áp lực cạnh tranh lại quen sống nhàn hạ nên khi bố mẹ về hưu, không còn chỗ bấu víu, bạn ấy càng tụt hậu, không tự thăng tiến được nên đã tụt lại phía sau.
Do những khác biệt quá lớn như vậy, mâu thuẫn gia đình là khó tránh khỏi nên cả hai đã ly hôn. Câu chuyện của các bạn ấy đã chứng minh cho câu nói, “đâu phải cứ con ông cháu cha là sung sướng, là thành đạt”.
Ngoảnh nhìn lại lớp tôi hồi đó, gần 100 người nhưng sau hơn 10 năm, những người thành đạt nhất lại không phải là nhóm COCC. Người thành đạt nhất lại chính là những người có nhiều hoàn cảnh khác nhau, người tỉnh xa, người nghèo khó…. Nhưng họ có điểm chung là dám làm, dám nghĩ, dám dấn thân.
Có một bạn, bố là thứ trưởng. Bạn ấy ngay từ đầu không chịu sự sắp đặt của gia đình, tự bươn chải, đứng ra lập công ty riêng, giờ trở thành CEO của một tập đoàn lớn. Bạn ấy thành đạt tự thân, hoàn toàn không nhờ vào cái ghế thứ trưởng của bố.
Một số bạn bạn khác cũng thuộc diện con nhà có điều kiện, bố mẹ có tước vị, quả là lúc đầu khi mới ra trường, họ luôn dễ dàng tìm được chỗ đứng, chỗ ngồi nhanh chóng, nhưng đến nay họ vẫn chỉ bình bình như vậy, và có lẽ sẽ vẫn cứ như thế cho đến lúc về hưu.
Vấn nạn “con ông cháu cha” là vấn đề của nhiều quốc gia đang phát triển và thiếu minh bạch. Nhưng tôi tin rằng, xã hội nào cũng cần người làm việc thật. Làm gì có xã hội nào, quốc gia nào có thể hưng thịnh nếu chỉ dựa vào nhóm COCC không dám nghĩ, không dám làm, cái gì cũng phải nhờ người khác nghĩ hộ, làm hộ.
Từ câu chuyện lớp tôi, tôi tin rằng, COCC thì có sao đâu. Điều quan trọng là các bạn ấy sử dụng điểm khởi đầu thuận lợi như thế nào để làm giàu cho xã hội, cho cộng đồng.
Trên thế giới, đã có những gia đình cha làm tổng thống, rồi đến con cũng làm tổng thống mà dân chúng ai cũng tâm phục khẩu phục ủng hộ đó sao.
Điều quan trọng là hãy học cách sống tự thân, thích nghi với thời cuộc. Hãy chứng minh mình là ai, chứ đừng tìm cách chứng minh mình là con ai.
Tác giả bài viết: Nguyễn Hoàng Ánh
Nguồn tin: