Điểm mới nhất của định hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới là sự phân biệt giữa giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Theo đó, giai đoạn giáo dục cơ bản gồm các cấp tiểu học và THCS; còn giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp học THPT.
Giai đoạn Giáo dục cơ bản sẽ bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục.
Đối với giai đoạn định hướng nghề nghiệp thực hiện từ cấp THPT gồm 2 giai đoạn nhỏ: Lớp 10 được coi là dự hướng nghề nghiệp còn lớp 11-12 là giai đoạn tiếp cận nghề nghiệp.
Dự kiến lớp 10 có 11 môn học bắt buộc là: Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Toán học, Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tin học, Thiết kế và Công nghệ trong đó mỗi học kỳ không quá 7 môn.
Ngoài ra, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh, Hoạt động nghệ thuật và hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng là những môn học/hoạt động giáo dục bắt buộc. Môn học tự chọn là Ngoại ngữ 2.
Lớp 11-12 học sinh tự chọn tối thiểu 5 môn (trong các môn: ngữ văn 1, Ngữ văn 2, Toán 1, Toán 2, Ngoại ngữ 1, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học 1, Tin học 2, Thiết kế và công nghệ, Mỹ thuật, Âm nhạc).
Định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng
Nhận xét về định hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới, GS.Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo quy định chương trình mới bậc phổ thông bắt buộc chỉ còn 9 năm và bậc THPT gọi là định hướng nghề nghiệp (3 năm).
Nhưng GS.Nguyễn Minh Hạc thấy rằng, trong định hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới nhất đã thiếu đi phần quy định bậc phổ thông 9 năm, 3 năm là định hướng nghề nghiệp mà Ban xây dựng chương trình mới chỉ chia đối với giai đoạn định hướng nghề nghiệp thực hiện từ cấp THPT gồm 2 giai đoạn nhỏ: Lớp 10 được coi là dự hướng nghề nghiệp còn lớp 11-12 là giai đoạn tiếp cận nghề nghiệp.
Như vậy có nghĩa là năm lớp 11-12, người học được tự chọn các môn học.
GS.Hạc nêu minh chứng: “Vấn đề tự chọn môn học tôi đã thấy ở nước ngoài người ta thực hiện được một vài thập kỉ nhưng họ để thí sinh lựa chọn theo định hướng các nhóm trường, nhóm ngành như: Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Khoa học nông nghiệp, Y khoa, Y dược khoa, Bách khoa, Kinh tế (Tài chính, Ngân hàng, Kế toán…) có nghĩa là tính chất định hướng nghề nghiệp rất rõ ràng”.
Chính vì vậy, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng: “Tôi đề nghị Ban xây dựng chương trình nên chia theo kiểu các nhóm như tôi vừa nêu”.
Tuy nhiên, GS.Hạc cũng thừa nhận, với đề xuất này khiến những người làm chương trình lo ngại việc giáo viên hiện tại khó chuẩn bị để làm theo định hướng này.
Nhưng Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phân tích, việc làm được hay không là trách nhiệm của các trường sư phạm.
Trong thời gian đào tạo 4 năm, Nhà trường phải thay đổi định hướng nghề nghiệp theo các nhóm ngành này và sắp xếp chương trình, môn học đào tạo phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018 sắp tới.
Giáo viên dôi dư sẽ đi đâu?
Sau khi biết hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới nhiều giáo viên lo lắng, bởi hiện nay lực lượng giáo viên ở các môn không thi để xét tuyển vào đại học, cao đẳng là rất lớn.
Nên nhiều giáo viên băn khoăn, nếu thực hiện theo đúng chương trình mới thì thầy cô sẽ làm gì?
Phân tích điều này, GS. Phạm Minh Hạc cho biết: “Đội ngũ giáo viên ở tất cả những nước kinh tế phát triển như nước ta trở lên, thậm chí nhiều nước chưa bằng ta thì họ đã học cả ngày lâu rồi.
Còn ở nước ta, ngay ở bậc tiểu học mới chỉ có 75% học cả ngày, THCS thì ít, chỉ có trường tư học cả ngày, chỉ có học sinh bậc THPT được học cả ngày.
Theo tôi, tôi ước đoán nếu học cả ngày thì Việt Nam sẽ thiếu giáo viên chứ không phải thừa” GS.Phạm Minh Hạc nhận định.
Do vậy, GS.Phạm Minh Hạc nêu quan điểm: “Nước ta muốn phát triển thì phải đưa giáo dục dạy cả ngày, các nước đứng đầu thế giới về kinh tế như Mỹ, Tây Âu…họ đã phát triển giáo dục rất tốt.
Đó là chưa nói tình trạng giáo viên ở nhiều nơi phân bổ không đều dẫn đến môn này thì thừa, môn khác thì thiếu.
Bởi từ bậc THCS trở xuống thì số lượng giáo viên là do phòng Nội vụ quyết định còn bậc THPT là do Sở Nội vụ quyết định, vì thế họ quyết định theo số lượng chứ không theo bộ môn.
Tôi nghĩ cái này Bộ GD&ĐT phải kiến nghị với Chính phủ, phải có tờ trình cho Chính phủ”.
Trước đó, trả lời báo chí, GS.Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới cho rằng, để giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên, chúng ta có thể thay đổi cách phân công giáo viên, giáo viên lớp 10 không chỉ dạy lớp 10 mà còn có thể dạy cả lớp 11, lớp 12.
Ngoài ra, chương trình giáo dục phổ thông sẽ bổ sung thêm nhiều môn học hoặc nhiều nội dung học tập thuộc các lĩnh vực, khi đó sẽ thiếu giáo viên ở những môn học bổ sung.
Theo đó, giai đoạn giáo dục cơ bản gồm các cấp tiểu học và THCS; còn giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp học THPT.
Giai đoạn Giáo dục cơ bản sẽ bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục.
Đối với giai đoạn định hướng nghề nghiệp thực hiện từ cấp THPT gồm 2 giai đoạn nhỏ: Lớp 10 được coi là dự hướng nghề nghiệp còn lớp 11-12 là giai đoạn tiếp cận nghề nghiệp.
Dự kiến lớp 10 có 11 môn học bắt buộc là: Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Toán học, Giáo dục công dân, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Tin học, Thiết kế và Công nghệ trong đó mỗi học kỳ không quá 7 môn.
Ngoài ra, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng - an ninh, Hoạt động nghệ thuật và hoạt động trải nghiệm sáng tạo cũng là những môn học/hoạt động giáo dục bắt buộc. Môn học tự chọn là Ngoại ngữ 2.
Lớp 11-12 học sinh tự chọn tối thiểu 5 môn (trong các môn: ngữ văn 1, Ngữ văn 2, Toán 1, Toán 2, Ngoại ngữ 1, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học 1, Tin học 2, Thiết kế và công nghệ, Mỹ thuật, Âm nhạc).
Định hướng nghề nghiệp chưa rõ ràng
Nhận xét về định hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới, GS.Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo quy định chương trình mới bậc phổ thông bắt buộc chỉ còn 9 năm và bậc THPT gọi là định hướng nghề nghiệp (3 năm).
Nhưng GS.Nguyễn Minh Hạc thấy rằng, trong định hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới nhất đã thiếu đi phần quy định bậc phổ thông 9 năm, 3 năm là định hướng nghề nghiệp mà Ban xây dựng chương trình mới chỉ chia đối với giai đoạn định hướng nghề nghiệp thực hiện từ cấp THPT gồm 2 giai đoạn nhỏ: Lớp 10 được coi là dự hướng nghề nghiệp còn lớp 11-12 là giai đoạn tiếp cận nghề nghiệp.
Như vậy có nghĩa là năm lớp 11-12, người học được tự chọn các môn học.
“Nước ta muốn phát triển thì phải đưa giáo dục lên dạy cả ngày" (Ảnh: giaoduc.net.vn)
Tuy nhiên, theo GS.Nguyễn Minh Hạc, hiện nay việc định hướng nghề nghiệp trong các văn bản ở nước ta chưa được quy định rõ ràng nay lại cho người học quyền tự chọn môn học như vậy thì e rằng hiệu quả sẽ không cao. GS.Hạc nêu minh chứng: “Vấn đề tự chọn môn học tôi đã thấy ở nước ngoài người ta thực hiện được một vài thập kỉ nhưng họ để thí sinh lựa chọn theo định hướng các nhóm trường, nhóm ngành như: Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Khoa học nông nghiệp, Y khoa, Y dược khoa, Bách khoa, Kinh tế (Tài chính, Ngân hàng, Kế toán…) có nghĩa là tính chất định hướng nghề nghiệp rất rõ ràng”.
Chính vì vậy, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng: “Tôi đề nghị Ban xây dựng chương trình nên chia theo kiểu các nhóm như tôi vừa nêu”.
Tuy nhiên, GS.Hạc cũng thừa nhận, với đề xuất này khiến những người làm chương trình lo ngại việc giáo viên hiện tại khó chuẩn bị để làm theo định hướng này.
Nhưng Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phân tích, việc làm được hay không là trách nhiệm của các trường sư phạm.
Trong thời gian đào tạo 4 năm, Nhà trường phải thay đổi định hướng nghề nghiệp theo các nhóm ngành này và sắp xếp chương trình, môn học đào tạo phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông 2018 sắp tới.
Giáo viên dôi dư sẽ đi đâu?
Sau khi biết hướng xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới nhiều giáo viên lo lắng, bởi hiện nay lực lượng giáo viên ở các môn không thi để xét tuyển vào đại học, cao đẳng là rất lớn.
Nên nhiều giáo viên băn khoăn, nếu thực hiện theo đúng chương trình mới thì thầy cô sẽ làm gì?
Phân tích điều này, GS. Phạm Minh Hạc cho biết: “Đội ngũ giáo viên ở tất cả những nước kinh tế phát triển như nước ta trở lên, thậm chí nhiều nước chưa bằng ta thì họ đã học cả ngày lâu rồi.
Còn ở nước ta, ngay ở bậc tiểu học mới chỉ có 75% học cả ngày, THCS thì ít, chỉ có trường tư học cả ngày, chỉ có học sinh bậc THPT được học cả ngày.
Theo tôi, tôi ước đoán nếu học cả ngày thì Việt Nam sẽ thiếu giáo viên chứ không phải thừa” GS.Phạm Minh Hạc nhận định.
Do vậy, GS.Phạm Minh Hạc nêu quan điểm: “Nước ta muốn phát triển thì phải đưa giáo dục dạy cả ngày, các nước đứng đầu thế giới về kinh tế như Mỹ, Tây Âu…họ đã phát triển giáo dục rất tốt.
Đó là chưa nói tình trạng giáo viên ở nhiều nơi phân bổ không đều dẫn đến môn này thì thừa, môn khác thì thiếu.
Bởi từ bậc THCS trở xuống thì số lượng giáo viên là do phòng Nội vụ quyết định còn bậc THPT là do Sở Nội vụ quyết định, vì thế họ quyết định theo số lượng chứ không theo bộ môn.
Tôi nghĩ cái này Bộ GD&ĐT phải kiến nghị với Chính phủ, phải có tờ trình cho Chính phủ”.
Trước đó, trả lời báo chí, GS.Nguyễn Minh Thuyết – Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới cho rằng, để giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên, chúng ta có thể thay đổi cách phân công giáo viên, giáo viên lớp 10 không chỉ dạy lớp 10 mà còn có thể dạy cả lớp 11, lớp 12.
Ngoài ra, chương trình giáo dục phổ thông sẽ bổ sung thêm nhiều môn học hoặc nhiều nội dung học tập thuộc các lĩnh vực, khi đó sẽ thiếu giáo viên ở những môn học bổ sung.
Tác giả bài viết: Thùy Linh
Nguồn tin: