Hội đồng giám khảo cũng không biết bồi dưỡng cái gì
Năm 2012, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 26 /2012/TT-BGDĐT về quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Thông tư nêu rõ, bồi dưỡng thường xuyên nhằm giúp giáo viên cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục.
Và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, tâm sự với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, một giáo viên Tiểu học (xin giấu tên) hiện đang công tác tại TP.Hồ Chí Minh giãi bày:
“Nhiều năm nay chúng tôi học bồi dưỡng thường xuyên bằng hình thức tự học và thực hiện kế hoạch của nhà trường một cách đối phó”.
Tại sao một quy định của Bộ GD&ĐT nhằm nâng cao chất lượng giáo viên mà chính người thực hiện lại nhận thấy đang làm “đối phó”?
Giáo viên này kể, mặc dù việc bồi dưỡng thường xuyên được Ban giám hiệu Nhà trường đưa ra kế hoạch vào mỗi dịp đầu năm học mới và giáo viên thường nộp vở tự học vào khoảng tháng 4, tháng 5 trước khi năm học kết thúc để Hội đồng thi đua chấm và xét công nhận kết quả.
Nhưng rõ ràng, khoảng thời gian từ tháng 9 năm trước tới tháng 4, tháng 5 năm sau chính là thời gian trong năm học nên đa số giáo viên phải dành nhiều thời gian cho công tác giảng dạy, hội họp, dự giờ đồng nghiệp, dự thao giảng cấp trường, cấp quận…
“Hết giờ dạy trên lớp, chúng tôi phải tất bật lo các công việc gia đình thì thử hỏi thời gian đâu để học theo kiểu tự học tất cả các nội dung theo kế hoạch đề ra” - giáo viên nói.
Chính vì điều này nên mới có chuyện gần đến ngày nộp, giáo viên tranh thủ mượn của đồng nghiệp hoặc tìm kiếm tài liệu trên mạng rồi chép bất cứ lúc nào: nào là trên lớp, nào là trong buổi họp…để làm sao có đủ các nội dung theo kế hoạch.
Do đó, giữa chất lượng và kiến thức giáo viên nhận được không ai đánh giá được.
Ngoài ra, trong thông tư quy định, khi Nhà trường tổ chức đánh giá kết bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên thì điểm số được áp dụng như sau:
- Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung Chương trình, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên (5 điểm).
- Vận dụng kiến thức bồi dưỡng thường xuyên vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục (5 điểm).
Nhưng tại cơ sở giáo dục mà giáo viên này công tác, Hội đồng giám khảo (gồm Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn) đánh giá, xếp loại bằng cách chấm vở tự học bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên.
Rõ ràng, các giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nên mỗi người sẽ có cách học, cách ghi chép khác nhau.
Thử hỏi, Hội đồng có thể đánh giá chính xác được lượng kiến thức mà giáo viên thu nạp được trong quá trình tự học đó qua vài trang giấy ghi chép hay không?
Hơn nữa, giáo viên này còn băn khoăn: “Thậm chí, có khi ngay cả thành viên trong Hội đồng giám khảo cũng chưa chắc đã nắm vững các nội dung bồi dưỡng”.
Sự khập khiễng về nhận thức các nội dung, kiến thức giữa Hội đồng giám khảo và giáo viên đã gây tranh cãi trong quá trình chấm điểm và xếp loại, cũng như vấn đề cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo các mức giỏi, khá hay trung bình.
Bộ Giáo dục đang yêu cầu bồi dưỡng như thế nào?
Ngày 10/7/2012, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 26 /2012/TT-BGDĐT về quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Cụ thể, Thông tư quy định, tổng thời lượng bồi dưỡng thường xuyên đối với mỗi giáo viên là 120 tiết/năm học, bao gồm:
-Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học (gọi là nội dung bồi dưỡng 1): khoảng 30 tiết/năm học.
-Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học, bao gồm cả nội dung bồi dưỡng do các dự án thực hiện (gọi là nội dung bồi dưỡng 2): khoảng 30 tiết/năm học.
-Nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên (gọi là nội dung bồi dưỡng 3): khoảng 60 tiết/năm học.
Có 3 hình thức bồi dưỡng thường xuyên:
-Bồi dưỡng thường xuyên bằng tự học của giáo viên kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường.
- Bồi dưỡng thường xuyên tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung bồi dưỡng thường xuyên khó đối với giáo viên; đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập bồi dưỡng thường xuyên; tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng.
- Bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet).
Năm 2012, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 26 /2012/TT-BGDĐT về quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Thông tư nêu rõ, bồi dưỡng thường xuyên nhằm giúp giáo viên cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục.
Và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, tâm sự với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, một giáo viên Tiểu học (xin giấu tên) hiện đang công tác tại TP.Hồ Chí Minh giãi bày:
“Nhiều năm nay chúng tôi học bồi dưỡng thường xuyên bằng hình thức tự học và thực hiện kế hoạch của nhà trường một cách đối phó”.
Tại sao một quy định của Bộ GD&ĐT nhằm nâng cao chất lượng giáo viên mà chính người thực hiện lại nhận thấy đang làm “đối phó”?
Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục (Ảnh minh họa từ thkydong.hcm.edu.vn)
Giáo viên này kể, mặc dù việc bồi dưỡng thường xuyên được Ban giám hiệu Nhà trường đưa ra kế hoạch vào mỗi dịp đầu năm học mới và giáo viên thường nộp vở tự học vào khoảng tháng 4, tháng 5 trước khi năm học kết thúc để Hội đồng thi đua chấm và xét công nhận kết quả.
Nhưng rõ ràng, khoảng thời gian từ tháng 9 năm trước tới tháng 4, tháng 5 năm sau chính là thời gian trong năm học nên đa số giáo viên phải dành nhiều thời gian cho công tác giảng dạy, hội họp, dự giờ đồng nghiệp, dự thao giảng cấp trường, cấp quận…
“Hết giờ dạy trên lớp, chúng tôi phải tất bật lo các công việc gia đình thì thử hỏi thời gian đâu để học theo kiểu tự học tất cả các nội dung theo kế hoạch đề ra” - giáo viên nói.
Chính vì điều này nên mới có chuyện gần đến ngày nộp, giáo viên tranh thủ mượn của đồng nghiệp hoặc tìm kiếm tài liệu trên mạng rồi chép bất cứ lúc nào: nào là trên lớp, nào là trong buổi họp…để làm sao có đủ các nội dung theo kế hoạch.
Do đó, giữa chất lượng và kiến thức giáo viên nhận được không ai đánh giá được.
Ngoài ra, trong thông tư quy định, khi Nhà trường tổ chức đánh giá kết bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên thì điểm số được áp dụng như sau:
- Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung Chương trình, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên (5 điểm).
- Vận dụng kiến thức bồi dưỡng thường xuyên vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục (5 điểm).
Nhưng tại cơ sở giáo dục mà giáo viên này công tác, Hội đồng giám khảo (gồm Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn) đánh giá, xếp loại bằng cách chấm vở tự học bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên.
Rõ ràng, các giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nên mỗi người sẽ có cách học, cách ghi chép khác nhau.
Thử hỏi, Hội đồng có thể đánh giá chính xác được lượng kiến thức mà giáo viên thu nạp được trong quá trình tự học đó qua vài trang giấy ghi chép hay không?
Hơn nữa, giáo viên này còn băn khoăn: “Thậm chí, có khi ngay cả thành viên trong Hội đồng giám khảo cũng chưa chắc đã nắm vững các nội dung bồi dưỡng”.
Sự khập khiễng về nhận thức các nội dung, kiến thức giữa Hội đồng giám khảo và giáo viên đã gây tranh cãi trong quá trình chấm điểm và xếp loại, cũng như vấn đề cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên theo các mức giỏi, khá hay trung bình.
Bộ Giáo dục đang yêu cầu bồi dưỡng như thế nào?
Ngày 10/7/2012, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 26 /2012/TT-BGDĐT về quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Cụ thể, Thông tư quy định, tổng thời lượng bồi dưỡng thường xuyên đối với mỗi giáo viên là 120 tiết/năm học, bao gồm:
-Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học (gọi là nội dung bồi dưỡng 1): khoảng 30 tiết/năm học.
-Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương theo năm học, bao gồm cả nội dung bồi dưỡng do các dự án thực hiện (gọi là nội dung bồi dưỡng 2): khoảng 30 tiết/năm học.
-Nội dung bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên (gọi là nội dung bồi dưỡng 3): khoảng 60 tiết/năm học.
Có 3 hình thức bồi dưỡng thường xuyên:
-Bồi dưỡng thường xuyên bằng tự học của giáo viên kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ bộ môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường.
- Bồi dưỡng thường xuyên tập trung nhằm hướng dẫn tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung bồi dưỡng thường xuyên khó đối với giáo viên; đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong học tập bồi dưỡng thường xuyên; tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội được trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kỹ năng.
- Bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức học tập từ xa (qua mạng Internet).
Tác giả bài viết: Thùy Linh
Nguồn tin: