Cùng được kỳ vọng trước AFF Cup 2016, trong tư cách là những ngôi sao mới của bóng đá Việt Nam, nhưng cho đến giờ, sự thể hiện của mỗi người trong số Xuân Trường và Công Phượng rất khác nhau, trong sắc áo đội tuyển quốc gia.
Xuân Trường đang là linh hồn trong lối chơi của toàn đội. Nói không ngoa, cầu thủ xuất thân từ HA Gia Lai đang đóng vai trò “ông chủ ở tuyến giữa” của đội bóng trong tay của HLV Nguyễn Hữu Thắng, tương tự như vai trò của các đàn anh Nguyễn Hồng Sơn và Nguyễn Minh Phương các năm trước đây.
Hầu hết các đường lên bóng tấn công của đội tuyển Việt Nam đều qua chân Xuân Trường. Đáp lại, hầu hết những đường chuyền tiếp theo của Xuân Trường cho đồng đội đều chính xác.
Xuân Trường đang là linh hồn trong lối chơi của toàn đội. Nói không ngoa, cầu thủ xuất thân từ HA Gia Lai đang đóng vai trò “ông chủ ở tuyến giữa” của đội bóng trong tay của HLV Nguyễn Hữu Thắng, tương tự như vai trò của các đàn anh Nguyễn Hồng Sơn và Nguyễn Minh Phương các năm trước đây.
Hầu hết các đường lên bóng tấn công của đội tuyển Việt Nam đều qua chân Xuân Trường. Đáp lại, hầu hết những đường chuyền tiếp theo của Xuân Trường cho đồng đội đều chính xác.
Xuân Trường đang là ông chủ ở tuyến giữa của đội tuyển Việt Nam
Riêng trong 2 trận đấu đầu tiên thuộc vòng bảng, Xuân Trường có 2 đường chuyền thành bàn, chia đều cho mỗi trận, trước Myanmar và Malaysia. Đầu tiên là đường chuyền cho Văn Quyết mở tỷ số vào lưới Myanmar, sau đó là pha chuyền bóng để Trọng Hoàng ghi bàn quyết định hạ Malaysia.
Ngược lại, Công Phượng hầu như không để lại dấu ấn nào xung quanh khoảng thời gian anh có mặt trên sân. Nếu có chi tiết để nhớ về Công Phượng, người ta có lẽ sẽ nhớ đến 3 pha xử lý hỏng khi đối mặt với thủ môn, trong trận gặp Malaysia.
Đầu tiên là tình huống Công Phượng đá bóng trúng người thủ môn đối phương, dù thủ thành của đội Malaysia đã gần như ngã ra mặt sân. Sau đó là 2 pha không chế bóng... không thành khi đối diện với thủ thành của đối thủ.
Những pha xử lý quá kém đối với một cầu thủ có lúc, cũng gần đây thôi, được đánh giá là giàu kỹ thuật nhất bóng đá nội. Những pha xử lý quá thiếu kỹ thuật mà ngay đến đội trưởng Lê Công Vinh phải phát bực. Bởi, những pha xử lý ấy có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý của toàn đội nói chung, thậm chí có thể phải trả giá, nếu đối phương có bàn gỡ hoà.
Công Phượng vẫn quá mờ nhạt (ảnh: Gia Hưng)
Cảm giác bóng, cảm giác chơi bóng và cảm giác không gian là điều người ta thấy thiếu nơi Công Phượng, khiến anh không còn là Công Phượng từng làm say đắm lòng người ở các giải trẻ. Và hoá ra, điều mà người ta lo ngại về chuyện Công Phượng mất cảm giác bóng khi phải ngồi dự bị quá lâu ở Mito Hollyhock tại Nhật là có thật.
HLV kỳ cựu Nguyễn Thành Vinh lý giải về điều này: “Nếu như Xuân Trường càng về cuối mùa giải càng được thi đấu với mật độ nhiều hơn, thì Công Phượng hầu như chỉ ngồi dự bị hoặc không được đăng ký trong danh sách thi đấu tại Mito”.
“Xuân Trường được đá các trận cuối mùa nên giữ được phong độ, còn Công Phượng với nguyên cả năm ngồi dự bị gần như đã mất đi cảm giác chơi bóng quen thuộc. Công Phượng ở các giải U19, U23 hay bao nhiêu thì trong màu áo đội tuyển quốc gia lại tầm thường bấy nhiêu” – ông Vinh chia sẻ thêm.
Và đấy cũng là khác biệt cơ bản giữa Công Phượng và Xuân Trường. Tố chất của kỹ thuật của họ dĩ nhiên vẫn còn, chỉ khác nhau ở cảm giác chơi bóng vào thời điểm hiện tại, và nhất là khả năng thích nghi ở môi trường khác hẳn so với các giải trẻ, thích nghi với các đồng đội mới.
Xuân Trường thích nghi nhanh nên tìm được chỗ đứng, còn Công Phượng dường như vẫn chưa quen với việc phải thi đấu bên cạnh những đồng đội xa lạ nên vẫn lạc lỏng, và tiếp tục buộc người hâm mộ phải chờ ngày trở lại của anh...
Tác giả bài viết: Kim Điền
Nguồn tin: