Khi nào trẻ em được chẩn đoán cao huyết áp?
|
Cao huyết áp ở trẻ em thường chẩn đoán khó hơn ở người lớn. Bởi tình trạng bệnh phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi, chiều cao, cân nặng của bệnh nhi. Theo đó nếu trẻ có chỉ số huyết áp cao hơn huyết áp của 95% trẻ em khác có cùng giới tính độ tuổi và chiều cao sẽ được chẩn đoán cao huyết áp.
Theo đó các chỉ số huyết áp bình thường của trẻ lần lượt là:
- Bé từ 1 - 12 tháng tuổi huyết áp bình thường có chỉ số từ 75/50mmHg đến 100/70mmHg.
- Với các bé từ 1 - 4 tuổi, mức huyết áp bình thường từ 80/50mmHg đến 110/70mmHg.
- Ở các bé từ 3 - 5 tuổi, mức huyết áp bình thường từ 80/50mmHg đến 110/70mmHg.
- Đối với các bé có độ tuổi từ 6 - 13, mức huyết áp bình thường từ 85/50mmHg đến 120/70mmHg.
- Khi trẻ em từ 13 - 18 tuổi, mức huyết áp bình thường từ 95/50mmHg đến 140/70mmHg.
Trong trường hợp các chỉ số huyết áp cao hơn mức bình thường nói trên thì trẻ sẽ được chẩn đoán là cao huyết áp. Lúc này phụ huynh cần có biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp để tình trạng huyết áp của trẻ nhanh chóng ổn định.
Đọc thêm bài viết: Những điều cần biết về chỉ số huyết áp và ý nghĩa của các chỉ số.
Dấu hiệu nhận biết cao huyết áp ở trẻ em
Trẻ bị tăng huyết áp thường có các biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, nôn ói, đỏ bừng mặt, hồi hộp, vã mồ hôi, đánh trống ngực, co giật, giảm thị lực, mệt mỏi, phù... Tuy nhiên, các dấu hiệu và triệu chứng có thể chỉ ra tình
trạng cơn tăng huyết áp cấp. .
Nếu trẻ bị tăng thuyết áp kéo dài mà không được phát hiện sớm và điều trị sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng với các biến chứng như suy tim, tai biến mạch máu não, suy thận hay bệnh não.
Giống như ở người trưởng thành, tăng huyết áp ở trẻ em cũng là căn bệnh giết người thầm lặng, bởi nó hiếm khi biểu hiện triệu chứng rõ ràng, biến chứng đến bất ngờ và nguy hiểm.
Hơn nữa, tăng huyết áp ở trẻ em còn nguy hiểm hơn bởi ít phụ huynh để ý tới. Để chuẩn đoán chính xác, đặc biệt nếu trẻ nằm trong nhóm trẻ dễ bị cao huyết áp, cha mẹ nên đưa trẻ thường xuyên đến bác sĩ hay cơ sở y tế để kiểm tra.
Trẻ bị tăng huyết áp thường có các biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, nôn ói, đỏ bừng mặt, hồi hộp, vã mồ hôi, đánh trống ngực, co giật, giảm thị lực, mệt mỏi, phù... Tuy nhiên, các dấu hiệu và triệu chứng có thể chỉ ra tình trạng cơn tăng huyết áp cấp. .
Nếu trẻ bị tăng thuyết áp kéo dài mà không được phát hiện sớm và điều trị sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng với các biến chứng như suy tim, tai biến mạch máu não, suy thận hay bệnh não.
Giống như ở người trưởng thành, tăng huyết áp ở trẻ em cũng là căn bệnh giết người thầm lặng, bởi nó hiếm khi biểu hiện triệu chứng rõ ràng, biến chứng đến bất ngờ và nguy hiểm.
Hơn nữa, tăng huyết áp ở trẻ em còn nguy hiểm hơn bởi ít phụ huynh để ý tới. Để chuẩn đoán chính xác, đặc biệt nếu trẻ nằm trong nhóm trẻ dễ bị cao huyết áp, cha mẹ nên đưa trẻ thường xuyên đến bác sĩ hay cơ sở y tế để kiểm tra.
Tác giả: Bằng Lăng (TH)
Nguồn tin: tieudung.vn