Cụ thể, các công trình mái đón, mái hè phố được phép tồn tại và xây dựng, lắp đặt mới trên vỉa hè phải đảm bảo các tiêu chí sau:
- Chiều cao cách mặt vỉa hè từ 3,5 mét đến 4 mét (tính từ chỉ giới đường đỏ)
- Độ vươn ra vỉa hè tối đa 2 mét (tính từ chỉ giới đường đỏ);
- Kết cấu mái đón, mái hè lợp bằng tôn hoặc vải nilon (đối với mái đón, mái hè di động), không rách nát, sập sệ.
- Bên trên mái đón, mái hè phố không được sử dụng vào bất cứ việc gì khác (như làm ban công, sân thượng, sân bày chậu cảnh,...).
Các mái che sai quy định trên địa bàn TP.Vinh bị lực lượng chức năng tháo dỡ. Ảnh: Quang An |
Bên cạnh đó, thành phố cũng quy định về phần vỉa hè được phép sử dụng để dựng xe 2 bánh. Trong đó tuyệt đối không kẻ vạch xác định phần vỉa hè để xe máy, xe đạp trên các tuyến phố chính (Trường Thi, Lê-nin, Lê Mao...) và các tuyến phố có chiều rộng vỉa hè dưới 3 mét.
Các tuyến phố có nhiều hoạt động dịch vụ, thương mại còn lại kẻ vạch sơn phân định ranh giới phần vỉa hè dành cho người đi bộ và phần vỉa hè dành để dựng xe đạp, xe máy. Cụ thể:
- Đối với tuyến phố có vỉa hè rộng hơn 6 mét: Kẻ vẽ phần để xe máy, xe đạp rộng 3 mét về phía nhà dân, phần còn lại dành cho người đi bộ.
Vỉa hè đường Nguyễn Sỹ Sách rộng trên 3 mét được kẻ vạch sơn để phân định phần được phép để xe và phần đường dành cho người đi bộ. Ảnh: Quang An |
- Đối với các tuyến phố có vỉa hè rộng từ 4 mét đến 6 mét: Kẻ vẽ phần để xe máy, xe đạp rộng 2 mét về phía nhà dân, phần còn lại dành cho người đi bộ;
- Đối với các tuyến phố có vỉa hè rộng từ 3 mét đến 4 mét: Kẻ vẽ phần để xe máy, xe đạp rộng từ 1 - 2 mét về phía nhà dân, phần dành cho người đi bộ là 2 mét.
Thành phố giao Công ty CP quản lý và Phát triển hạ tầng đô thị Vinh hoàn thành kẻ vạch sơn và UBND các phường, xã thông báo cho các hộ dân hai bên các tuyến phố chỉ được sử dụng phần vỉa hè đã được kẻ vẽ trên để xe 2 bánh và không được sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác./.
Tác giả: P.V
Nguồn tin: Báo Nghệ An