Những con thuyền cập bến sau những ngày vươn khơi đánh bắt. Hiện toàn phường Nghi Thủy có gần 170 tàu thuyền, trong đó 52 chiếc đánh bắt xa bờ, 4 tàu có công suất 800 CV trở lên, còn lại từ 350-600 CV. Ảnh: Hải Vương |
Những người phụ nữ nhanh tay vận chuyển cá lên bờ. Họ đã trông trời, trông đất để "gió yên, biển lặng" mong bình yên cho những chuyến ra khơi của chồng, con. Ở Nghi Thủy, có nhiều hộ cả gia đình đều theo nghề biển, như hộ anh Lê Hồng Minh, vợ là Nguyễn Thị Thanh cũng đăng ký lớp học thuyền viên. Ảnh: Hải Vương |
Cá được tập trung trên bến, chờ thương lái đến thu mua. Sản lượng đánh bắt trung bình khoảng 800 tấn/tháng; mang lại thu nhập bình quân cho những lao động làm nghề đi biển từ 8 - 30 triệu đồng/người/tháng. Ảnh: Hải Vương |
Khoảng 5h sáng, sau khi cá được vận chuyển lên bờ, rất đông thương lái đến thu mua. Cá được chuyển lên xe đông lạnh, vào Nam, ra Bắc tiêu thụ. Ảnh: Hải Vương |
Và một phần, các thương lái trong tỉnh thu mua, bán lẻ ở các chợ huyện. Ảnh: Hải Vương |
Chợ cá Nghi Thủy là điểm đến của nhiều du khách. Họ mua hải sản tươi sống về làm quà, do đó, dịch vụ đóng gói hải sản khá "hút" khách. Ảnh: Hải Vương |
Các bếp nướng bắt đầu đỏ lửa. Những phụ nữ làng biển lại tất bật với công việc nướng cá. Trung bình, mỗi ngày, 1 lò nướng hoạt động hết công suất với hàng tạ cá tươi, từ cá nục, cá trích đến cá thu. Ảnh: Hải Vương |
Cá thu nướng là đặc sản hấp dẫn du khách khi đến với Cửa Lò. Ảnh: Hải Vương |
Tác giả: Hải Vương
Nguồn tin: Báo Nghệ An