Nguyên nhân gót chân nứt nẻ
Bạn có thể chữa gót chân nứt nẻ tại nhà. |
Chế độ ăn uống không hợp lý: Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe và làn da. Khi sử dụng các loại thực phẩm khô, cay, nóng khiến cơ thể thiếu nước, dẫn đến làn da không đáp ứng đủ, vì vậy trở nên khô ráp hơn.
Bệnh lý ngoài da: Người mắc một số rối loạn hoặc các bệnh như suy giáp, bệnh vảy nến, eczema, viêm da dị ứng, đặc biệt là bệnh tiểu đường… có thể dẫn đến nứt gót chân.
Thiếu nước, thời tiết lạnh: Thiếu nước chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cho vùng dưới gót chân bị khô ráp và nứt nẻ. Khi nhiệt độ không khí xuống thấp hoặc gặp phải môi trường lạnh giá bên ngoài, lớp da ở vùng gót chân sẽ trở nên khô cứng lại, lâu dần hình thành lên những vết nứt, rãnh nứt ở gót chân, gây nên tình trạng viêm nhiễm, đau đớn, thậm chí chảy máu.
Chanh
Chanh có chất khử trùng, chống viêm và chứa nhiều vitamin C nên có thể chữa các vết nứt trên da chân rất tốt. Ngoài ra, chanh còn giúp tăng cường sức khỏe cho làn da và làm dịu tình trạng da kích ứng.
Cách thực hiện:
Cắt đôi quả chanh, vắt bớt nước và chỉ dùng vỏ chanh.
Đặt nửa quả chanh vào gót chân rồi mang tất trong 30 phút. Bạn không nên dùng tất đắt vì chanh có thể khiến tất hỏng.
Rửa chân sạch lại với nước và dưỡng ẩm gót chân với một loại dầu nền như dầu dừa.
Chanh là nguyên liệu tự nhiên ít tác dụng phụ nên bạn có thể áp dụng cách trị gót chân bị nứt này thường xuyên theo ý thích.
Giấm táo
Đôi chân bạn thường phải mang giày tất nên dễ tích tụ vi khuẩn và thiếu oxy dẫn đến khô da. Giấm táo có thể góp phần loại bỏ vi khuẩn, giúp làn da trở nên mềm mại hơn và đánh bay mùi hôi chân.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị 1 chậu nước ấm và đổ giấm táo vào theo tỉ lệ 4:1.
Ngâm trong khoảng 20 phút.
Nhấc chân ra và dùng đá bọt để chà nhẹ gót chân.