Nhiều người Mỹ gốc Việt trong ngành nail mới thực hiện một hoạt động tình nguyện mang tên “Nailing it for America”. Chiến dịch đã trao tặng 120.000 khẩu trang, 300.000 găng tay cùng hàng chục nghìn vật tư y tế khác cho các y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch. Tháng trước, “Nailing it for America” còn gửi tặng nhiều nhu yếu phẩm và suất ăn cho người vô gia cư tại Mỹ.
“Những người làm nail muốn chia ngọt sẻ bùi cùng nước Mỹ. Chúng tôi chống lại nạn phân biệt đối xử với ngành nail, đồng thời tôn vinh sự đóng góp của mọi người”, anh Tam Nguyen chia sẻ.
Một số hiệp hội các tiệm làm móng hoặc cửa hàng cắt tóc cho hay họ sẽ khởi kiện và tìm cách để ông Newsom thay đổi lập trường. Nhiều đơn vị này cho biết họ phải trải qua các đợt đào tạo y tế chuyên sâu trước khi được chính quyền bang cấp giấy phép hành nghề.
Lộ trình dỡ bỏ phong toả
Đáp lại phản ứng gay gắt trên, thống đốc Newsom thừa nhận những bình luận của ông có thể gây tổn hại cho ngành nail.
“Ngành nail thật sự đáng khâm phục. Nó vừa là cơ hội thoát nghèo của nhiều người, đồng thời cũng là một trong những ngành công nghiệp năng suất nhất ở Mỹ. Tôi vô cùng kính trọng các doanh nhân làm nail”.
Trong cuộc họp báo về phòng chống dịch Covid-19 tại Sacramento, Thống đốc bang California Gavin Newsom tuyên bố: “Tất cả đều bắt đầu tại bang California, ca lây nhiễm đầu tiên trong cộng đồng là ở một tiệm làm nail”.
“Tôi chỉ muốn nhắc nhở mọi người và tôi thấy lo lắng về điều này”, đài NBC dẫn phát biểu của ông Newsom hôm 7/5.
Dù nhận được nhiều câu hỏi từ truyền thông, thống đốc bang California từ chối tiết lộ thêm thông tin về tiệm nail. Quá trình truy dấu mầm bệnh để đưa ra kết luận trên cũng không được ông Newsom nhắc đến.
“Chúng tôi phải tuân thủ chính sách bảo mật liên quan tới ca nhiễm đầu tiên”, ông Newsom giải thích, đồng thời khẳng định rằng văn phòng chính quyền sẽ sớm cung cấp thêm thông tin khi có thể.
Khoảng 80% các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ làm nail tại California là do người Mỹ gốc Việt làm chủ. Ảnh: Reuters. |
Cộng đồng nail dậy sóng
Phát biểu của Thống đốc Newsom lập tức khiến cộng đồng làm nail tại bang California phẫn nộ. Hôm 8/5, Hiệp hội Nail Chuyên nghiệp, đơn vị đại diện cho các chủ tiệm và thợ làm móng tại Mỹ, cùng nhiều lãnh đạo của chiến dịch tình nguyện “Nailing it for America” quyết định phản bác tuyên bố của Thống đốc Newsom trong một cuộc họp báo tại hạt Orange.
“Nếu những người làm nail không hành động để bảo vệ kế sinh nhai của mình, người tiêu dùng có thể hiểu lầm vì ai cũng sợ nhiễm Covid-19”, Christie Nguyen, chủ cửa hàng Studio 18 Nail Bar tại Tustin chia sẻ.
Tam Nguyen, người đứng đầu chuỗi trường học dạy nghề làm móng Advance Beauty College cho rằng “nhận xét của ông Newsom tạo ra nhiều phản ứng tiêu cực không cần thiết”.
“Chúng tôi sinh sống và làm việc tại California như những người Mỹ tuân thủ pháp luật. Song nhận định của chính quyền khiến chúng tôi thêm lo sợ trong bối cảnh phức tạp như hiện nay”, Chủ tịch Hiệp hội Ủng hộ ngành Nail tại thành phố Irvine, ông Mike Vo chia sẻ.
Theo một đại diện trong ngành, bang California có hơn 11.000 tiệm làm nail, trong đó khoảng 80% các doanh nghiệp là do người Mỹ gốc Việt làm chủ.
Ngành nail thật sự đang làm gì?
Theo anh Tam Nguyen của trường dạy nghề Advance Beauty College, tiệm làm móng là nơi nhân viên thường xuyên sử dụng khẩu trang và găng tay kể cả khi không có dịch.
Chuyên gia thẩm mỹ kiêm giảng viên tại trường, bà Nancy Rodriquez Holberg cũng khẳng định các cơ sở làm móng “đang làm tất cả để đảm bảo an toàn cho mọi người”.
Advance Beauty College đã lắp đặt hệ thống thông gió và đèn UV hiện đại. Cơ sở này còn đặt mua nhiều máy khử trùng dụng cụ và có quy trình xử lý đồ làm móng sau khi phục vụ khách hàng. Nhân viên tại đây cũng được trang bị đồ bảo hộ cá nhân đầy đủ.
Khách hàng đợi đến lượt để làm móng ở cửa hiệu Nail Tech, bang California. Ảnh: AP. |
Nhiều người Mỹ gốc Việt trong ngành nail mới thực hiện một hoạt động tình nguyện mang tên “Nailing it for America”. Chiến dịch đã trao tặng 120.000 khẩu trang, 300.000 găng tay cùng hàng chục nghìn vật tư y tế khác cho các y bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch. Tháng trước, “Nailing it for America” còn gửi tặng nhiều nhu yếu phẩm và suất ăn cho người vô gia cư tại Mỹ.
“Những người làm nail muốn chia ngọt sẻ bùi cùng nước Mỹ. Chúng tôi chống lại nạn phân biệt đối xử với ngành nail, đồng thời tôn vinh sự đóng góp của mọi người”, anh Tam Nguyen chia sẻ.
Một số hiệp hội các tiệm làm móng hoặc cửa hàng cắt tóc cho hay họ sẽ khởi kiện và tìm cách để ông Newsom thay đổi lập trường. Nhiều đơn vị này cho biết họ phải trải qua các đợt đào tạo y tế chuyên sâu trước khi được chính quyền bang cấp giấy phép hành nghề.
Lộ trình dỡ bỏ phong toả
Đáp lại phản ứng gay gắt trên, thống đốc Newsom thừa nhận những bình luận của ông có thể gây tổn hại cho ngành nail.
“Ngành nail thật sự đáng khâm phục. Nó vừa là cơ hội thoát nghèo của nhiều người, đồng thời cũng là một trong những ngành công nghiệp năng suất nhất ở Mỹ. Tôi vô cùng kính trọng các doanh nhân làm nail”.
Thống đốc bang California Gavin Newsom. Ảnh: AP. |
Newsom cũng giải thích ông không đổ lỗi cho ngành làm móng. Ông cho biết nhận định gây tranh cãi trước đó nhằm giải thích kế hoạch tái khởi động nền kinh tế tại bang này. Theo đó, các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp chỉ được hoạt động trở lại trong giai đoạn 3.
Bang California hôm 8/5 đã bước vào giai đoạn 2 của kế hoạch dỡ bỏ các biện pháp chống dịch. Cụ thể, tiểu bang này cho phép một vài cửa hàng bán lẻ bán đồ ăn mang về, đồng thời mở cửa các công viên và khu leo núi.
Trước đó, ca nhiễm Covid-19 đầu tiên lây lan trong cộng đồng bang California được phát hiện ở khu vực hạt Solano hồi cuối tháng 2. Gần đây, giới chức tiếp tục ghi nhận thông tin về ca tử vong đầu tiên tại hạt Santa Clara. Cả hai trường hợp đều thuộc miền Bắc California.
Tính đến ngày 12/5, Mỹ có 4.256.538 ca nhiễm và 1.527.726 ca tử vong do Covid-19. Chỉ tính tại bang California, số ca nhiễm và ca tử vong lần lượt là 66.680 và 2.745 trường hợp, theo Worldometers.
Tác giả: Uyên Uyên
Nguồn tin: zing.vn