Bạn cần biết

Bạn đã biết cách uống sữa thế nào để tốt nhất cho cơ thể chưa?

Uống sữa sau khi ăn sáng và cách bữa ăn 1-2 giờ là thời điểm giúp cho việc tiêu hóa thức ăn có hiệu quả tốt nhất, cũng như các chất dinh dưỡng bổ sung năng lượng cho cơ thể hoạt động đạt mức tốt đa.

(Ảnh: Getty images)

Sữa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như protein, canxi, magie, kali, vitamin D… giúp tăng cường sức khỏe.

Canxi trong sữa hỗ trợ phát triển xương, trong khi magie và kali có vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp. Sữa cũng chứa ít calo nhưng giàu protein.

Vì vậy, bổ sung sữa vào chế độ ăn uống hàng ngày là điều cần thiết để đa dạng hóa nguồn dưỡng chất cung cấp cho cơ thể.

Nên uống sữa khi nào?

Hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh được lợi ích của sữa có thể phát huy vượt trội khi uống vào một thời điểm cụ thể. Tuy nhiên, tùy vào mục đích sử dụng mà uống sữa buổi sáng hoặc buổi tối đều mang lại lợi ích cho sức khỏe.

Sau khi ăn sáng

Bữa sáng là bữa ăn rất quan trọng trong ngày, góp phần cung cấp 30% năng lượng cho cơ thể trong một ngày. Bạn sẽ tràn đầy năng lượng, cảm nhận cơ thể được kích hoạt khi ăn sáng đủ chất.

Sữa là một loại đồ uống có giá trị dinh dưỡng cao. Protein có trong sữa sau khi vào dạ dày sẽ được phân giải thành axít amin rồi hấp thụ vào cơ thể. Vì vậy, uống một cốc sữa sau khi ăn sáng và uống cách bữa ăn 1-2 giờ là thời điểm giúp cho việc tiêu hóa thức ăn có hiệu quả tốt nhất, cũng như các chất dinh dưỡng bổ sung năng lượng cho cơ thể hoạt động đạt được mức tốt đa.

Ngoài ra, uống sữa vào buổi sáng cũng là thời điểm thích hợp nếu bạn muốn no bụng, để giảm cơn thèm ăn vặt.

(Ảnh: Getty images)

Sau khi tập thể dục

Uống sữa vào buổi sáng là thời điểm thích hợp nếu bạn người thường xuyên tập thể dục vào sáng sớm, bởi nó sẽ cung cấp cho cơ thể đủ nhiều đạm và canxi cần thiết để xương và cơ bắp phục hồi, phát triển. Ngoài ra, uống sữa sau khi tập luyện còn hỗ trợ phát triển cơ bắp.

Tuy nhiên, bạn nên điều chỉnh lượng uống phù hợp. Uống quá nhiều sữa có thể dẫn đến tăng cân do chứa hàm lượng calo cao ngay cả khi uống sau khi tập luyện.

Trước khi ngủ

Uống một cốc sữa ấm vào trước giờ đi ngủ có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng và ngon giấc hơn. Khả năng thúc đẩy giấc ngủ của sữa có thể liên quan đến các hợp chất hóa học như tryptophan và melatonin giúp bạn dễ ngủ hơn.

Ngoài ra, sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi, bạn có thể uống một cốc sữa ấm vào ban đêm. Chúng sẽ giúp bạn trở nên thư giãn nhờ vào loại axít amin là tryptophan, giúp não giải phóng serotonin. Serotonin giúp cải thiện tâm trạng, thúc đẩy thư giãn và sản xuất hormone melatonin được giải phóng từ não.

(Ảnh: Getty images)

Uống sữa trước hay sau bữa ăn tốt hơn?

Sữa được cơ thể hấp thu tốt khi dùng sau bữa ăn chính khoảng 1-2 tiếng. Tuy nhiên với những người cần kiểm soát đường huyết thì uống sữa trước bữa ăn lại có lợi hơn.

Việc tránh bị tăng đường huyết sau ăn cũng sẽ khiến cảm giác no được kéo dài hơn, hạn chế ăn nhiều hơn nên có thể tránh tăng cân. Vì vậy, dù là để kiểm soát lượng đường trong máu hay ngăn ngừa béo phì thì nửa giờ trước bữa ăn là thời điểm tốt nhất để uống sữa.

Ngoài ra, thay vì uống sữa bò, sữa dê, bạn có thể chọn uống các loại sữa lên men như sữa chua để giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Những loại sữa này chứa các probiotics hoặc vi lợi khuẩn có lợi, hỗ trợ hệ vi sinh vật đường ruột.

Uống bao nhiêu sữa là đủ?

Bạn chỉ nên uống 150-200 ml sữa mỗi ngày là đủ. Đừng uống quá nhiều sữa sẽ làm phản tác dụng và gây ra nhiều tác dụng phụ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống sữa ấm sẽ tốt cho hệ tiêu hóa và chỉ nên cho đường vào sữa lúc sữa đang ấm. Không nên cho đường vào khi sữa đang nóng vì sẽ làm sản sinh ra lysine gốc glucose gây hại cho cơ thể.

(Ảnh: Getty images)

Những ai nên hạn chế uống sữa?

Tuy sữa có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên uống. Một số đối tượng sau không nên uống hoặc hạn chế uống sữa.

Người không dung nạp lactose hoặc dị ứng sữa: Không dung nạp lactose là không có khả năng tiêu hóa đường lactose có trong sữa, từ đó gây ra đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy.

Người mắc bệnh tiểu đường hoặc kiểm soát lượng đường trong máu kém: Vì sữa có chứa lactose, một loại đường có khả năng làm tăng lượng đường trong máu.

Trong trường hợp không uống được sữa thông thường, bạn có thể thay thế bằng cách uống sữa có nguồn gốc thực vật như sữa hạnh nhân, đậu hành, hạt điều./.

Nguồn tin: vietnamplus.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP