Áp thuế theo Thông tư 44… doanh nghiệp khai thác khoáng sản “chết mòn"?
Báo điện tử Dân trí thường trú tại Nghệ An nhận được đơn kiến nghị của Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại huyện Qùy Hợp, Nghệ An và Yên Bái trong hoạt động lĩnh vực khai thác khoáng sản. Trong đơn kiến nghị, các doanh nghiệp phản ánh về việc áp dụng Thông tư mới (Thông tư 44) của Bộ Tài chính đẩy mức thuế tài nguyên và tiền cấp quyền khai thác khoáng sản lên gấp 3 - 4 lần. Nếu Thông tư này được áp dụng trong thời gian tới, sẽ làm cho hàng trăm doanh nghiệp đứng trước bờ vực thẳm nguy cơ dừng sản xuất.
Trước tình hình đó, Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Quỳ Hợp - Nghệ An và Hội đá hoa trắng Lục Yên - Yên Bái xin kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến chỉ đạo Bộ Tài Chính, Tổng Cục Thuế và các cơ quan có thẩm quyền, xem xét điều chỉnh khung giá, danh mục, mức thu, phương pháp tính phù hợp để doanh nghiệp từng bước ổn định sản xuất, đáp ứng định hướng phát triển bền vững ngành khai khoáng, duy trì nguồn lực đã đầu tư...
Theo đơn kiến nghị của Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ huyện Qùy Hợp, thực hiện Luật khoáng sản 2010, Nghị định 203/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định thu thêm khoản tiền rất lớn đó là tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trên cơ sở giá tính thuế tài nguyên khoáng sản do UBND cấp tỉnh ban hành.
Ngoài các doanh nghiệp còn phải thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách thường xuyên gồm: Tiền sử dụng thông tin tài liệu địa chất, phí bảo vệ môi trường, tiền thuê đất, chi phí tái tạo rừng, phí xây dựng cơ sở hạ tầng, thuế thu nhập doanh nghiệp, VAT, tiền ký quỹ phục hồi môi trường, thuế xuất khẩu và thuế tài nguyên (trong đó thuế suất thuế tài nguyên được điều chỉnh tăng liên tục kể từ năm 2010, 2013, 2015. Đến nay, chỉ riêng thuế tài nguyên nhiều loại khoáng sản Nhà nước đã thu đến 15% doanh thu.
Cho đến nay trên toàn quốc đã cấp phép 70 mỏ đá hoa trắng, trong số này khoảng 40% đã đang vào khai thác (60% còn lại đang tạm dừng do kết quả khai thác khoáng sản kém chất lượng mà chi phí các khoản thuế cho loại sản phẩm này chiếm đến 40% giá bán), các doanh nghiệp này đã đầu tư thiết bị và công nghệ dần tiệm cận đến trình độ tiên tiến của thế giới về cả ốp lát ....
Qua thời gian thực hiện quy định nêu trên, trên toàn quốc đã có nhiều doanh nghiệp đóng cửa, số còn lại khoảng 50% doanh nghiệp không nộp được, trong đó tại Nghệ An, Yên Bái (70% doanh nghiệp nộp được những năm đầu và số doanh nghiệp nộp được những lần sau chỉ khoảng 50%).
Ngày 12/5/2017, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 44/2017/TT-BTC về việc khung giá tính thuế tài nguyên. Đồng nghĩa với việc giá tính thuế tài nguyên khoáng sản của các tỉnh nằm trong khung giá này, với mức giá rất cao, ngoài kỳ vọng giá bán thực tế.
Hiện tại, các doanh nghiệp đang tồn tại được trong lĩnh vực này cũng gặp rất nhiều khó khăn. Điều này có thể đẩy các doanh nghiệp không có đủ khả năng nộp nghĩa vụ ngân sách, phải ngừng sản xuất ảnh hưởng đến hàng vạn lao động, nguy cơ doanh nghiệp bị phá sản và ngành công nghiệp khai khoáng đổ vỡ. Nhất là ngành đá ốp lát marble và ngành công nghiệp chất độn (Cacbonatcanxi) là ngành phụ trợ cho trên ba nghìn lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
60% mỏ đá đã tạm dừng hoạt động
Theo thống kê, cho đến nay trên toàn quốc đã cấp phép 70 mỏ đá hoa trắng, trong số này khoảng 40% đã đang vào khai thác (60% còn lại đang tạm dừng do kết quả khai thác khoáng sản kém chất lượng mà chi phí các khoản thuế cho loại sản phẩm này chiếm đến 40% giá bán).
Hàng năm các doanh nghiệp đang hoạt động đã cố gắng thực hiện nghiêm túc các loại thuế và phí, mặc dù các loại thuế phí này gồm trên 10 loại và đã đến giới hạn về sức chịu đựng của cả nhà sản xuất lẫn thị trường.
Nợ xấu, phá sản và hệ lụy: Trong tổng mức đầu tư nêu trên thì vốn vay ngân hàng chiếm 70%, tương ứng 7.560 tỷ, nếu áp theo quy định theo khung giá tại Thông tư số 44 sẽ dẫn tới 95% doanh nghiệp phá sản, sẽ dẫn tới nợ xấu ngân hàng khó thu hồi vốn khoảng 7.182 tỷ đồng.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đã rất cố gắng để tạo ra giá thành thấp nhất để níu kéo khách hàng trước sự cạnh tranh khốc liệt với các nước trong đó có 2 nước gần chúng ta cùng có sản phẩm này là Trung Quốc và Malaysia .
Theo các doanh nghiệp tại đây, biên độ khung giá: giá sàn, giá trần được xây dựng tại Thông tư số 44 không phù hợp với quy định Luật thuế tài nguyên 2009. Do khung giá nêu trên không phải là giá bán tài nguyên đá hoa, đá hoa trắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Yên Bái.
Mất việc làm, tác động tiêu cực: Nếu triển khai theo quy định trên thì dẫn tới 95% doanh nghiệp phá sản và dẫn tới 28.957 lao động trực tiếp mất việc làm, ảnh hưởng gián tiếp 86.925 nhân khẩu tương ứng khoảng 7.243 hộ gia đình; những vùng mỏ khai thác dở dang để lại nguy cơ về môi trường, mất an toàn lao động và nguy cơ thất thoát tài nguyên do hoạt động trái phép gây ra.
Ví dụ: Trên thực tế, 1 triệu m3 địa chất đá ốp lát khai thác, cho doanh thu kỳ vọng 90 tỷ đến 245 tỷ đồng, lấy bình quân ở ngưỡng cao 245.000 đồng/m3, thì ở Nghệ An ban hành giá tính 250.000 đồng/m3. Nhưng nếu áp dụng theo Thông tư 44 ban hành hiện nay thì mức thấp nhất là 700.000 đồng/m3, cao gấp trên 2,8 lần.
Chỉ cần áp dụng ở khung giá thấp nhất theo Thông tư 44 cũng là điều đã quá phi thực tế. 1 triệu tấn bột địa chất khai thác cho doanh thu khoảng 45 tỷ đồng, bình quân 45.000 đồng/tấn trữ lượng.
Trên địa bàn Nghệ An ban hành mức 50.000 đồng/tấn trữ lượng là có thể chấp nhận được, thế nhưng mức theo Thông tư 44 thấp nhất 280.000 đồng/m3 đá hộc tương ứng khoảng 164.700 đồng/tấn. Tăng hơn 3 lần là điều mà nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này khó có thể “gánh nổi”.
Thực tế 1,0 triệu m3 địa chất đá ốp lát khai thác, cho doanh thu kỳ vọng 90 tỷ đến 245 tỷ đồng, lấy bình quân ở ngưỡng cao 245.000 đồng/m3, Nghệ An ban hành giá tính 250.000 đồng/m3 là rất phù hợp, nay tại Thông tư 44 ban hành thấp nhất 700.000 đồng/m3, cao gấp trên 2,8 lần, điều này là phi thực tế; 1,0 triệu tấn bột địa chất khai thác cho doanh thu khoảng 45,0 tỷ đồng...
Ông Nguyễn Trung Hải - Chủ tịch HĐQT Công ty CP khoáng sản và thương mại Trung Hải - Nghệ An nói: “Chỉ tính riêng một mỏ của Công ty chúng tôi khai thác đạt công suất theo giấy phép, nếu áp dụng khung giá thấp nhất theo Thông tư 44, mức thuế tài nguyên tăng thêm của doanh nghiệp sẽ trên 18 tỷ đồng, tiền quyền tăng thêm khoảng 3,6 tỷ đồng. Như vậy, với cùng một sản lượng, mặt hàng, giá bán một năm điểm mỏ phải đóng thêm hơn 21,6 tỷ đồng.
Nếu như vậy doanh nghiệp tiếp tục khai thác sẽ chịu lỗ nặng. Mặc dù Công ty chúng tôi mới đầu tư một nhà máy chế biến bột đá siêu mịn quy mô, công suất lớn với công nghệ hiện đại nhất hiện nay, với tổng mức đầu tư trên 6 triệu USD, mới tuyển thêm hơn 200 lao động phục vụ cho nhà máy cũng phải dừng hoạt động . Đến bước đường cùng phải đóng mỏ thôi”, ông Hải cho biết.
Trước tình hình đó, Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ huyện Quỳ Hợp, Nghệ An và Hiệp hội đá hoa trắng Yên Bái kiến nghị: Trước thực trạng hiện nay là giá bán nằm ngoài khung giá mới ban nhằm tránh dẫn tới thực trạng nợ xấu, phá sản, mất việc làm và không thể đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế xã hội của Nghệ An và Yên Bái. Chúng tôi kính đề nghị Thủ tướng chính phủ và các Bộ ngành xem xét.
Còn ông Chu Đức Mạnh - Công ty CPXD và hợp tác đầu tư Đất Việt phân tích: “Nếu áp ở mức thấp nhất thì mỗi một m2 đá ốp lát xuất khẩu ra thị trường quốc tế phải chịu thêm khoảng 30.000 đồng tiền thuế. Trong khi đó giá xuất khẩu hiện nay chỉ là 280.000 đồng/m2, nếu vậy doanh nghiệp không thể bán được sản phẩm. Các bạn hàng quốc tế cũng không thể chấp nhận với mức tăng giá này”.
Trước tình hình đó, Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Quỳ Hợp - Nghệ An và Hội đá hoa trắng Lục Yên - Yên Bái xin kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến chỉ đạo Bộ Tài Chính, Tổng Cục Thuế và các cơ quan có thẩm quyền, xem xét điều chỉnh khung giá, danh mục, mức thu, phương pháp tính phù hợp.
Bản chất tiền cấp quyền (hiện không có khái niệm cụ thể chính thống bằng văn bản pháp luật, thế giới không có nước nào áp dụng), theo phương pháp tính tại Nghị định 203, các doanh nghiệp hiểu rằng Nhà nước thu theo chỉ số R (từ 1-5% tổng trữ lượng mỏ), nghĩa là thu 1-5% phần trữ lượng khoáng sản có trong mỏ được cấp phép tương ứng theo quy mô dự án. Nếu Nhà nước thu trực tiếp khối lượng khoáng sản đã khai thác trong khối địa chất (sau đó bán đấu giá phần khoáng sản đó), kể cả R tăng cao hơn thì sẽ rất khả thi để thực hiện, chúng tôi cũng rất hoan nghênh và nghiêm túc thực quy định này. Tuy nhiên việc áp giá trị tính (theo giá tính thuế tài nguyên, là giá bán đơn vị sản phẩm, có độ lệch rất lớn so với giá trị khai thác được khoáng sản theo khối địa chất đã duyệt). Do vậy có sự bất tương đồng về mặt logic khoa học và bất công về số tiền thu, nó vượt xa kỳ vọng doanh thu có thể có từ trữ lượng mỏ. Ví dụ: 1.000m3 địa chất đá hoa ốp lát khai thác chỉ đem lại doanh thu khoảng 90 - 245 triệu đồng, nếu áp theo thang giá 700.000 đồng/m3 của sản phẩm vào để tính cho 1.000m3 địa chất đã khai thác sẽ có doanh thu là 700 triệu đồng, điều này là phi thực tế gấp lên rất nhiều lần. |
Bài 2: Doanh nghiệp ngừng sản xuất … hàng vạn công nhân có nguy cơ mất việc
Tác giả bài viết: Nguyễn Duy
Nguồn tin: