Dubai là “thủ phủ” của giới siêu giàu trên thế giới, nơi các ông chủ, tay chơi của Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất sẵn sàng bạo chi cho những thú vui xa xỉ nhất. Không sai khi cho rằng, ngay cả ăn xin ở Dubai cũng là những ăn xin… giàu có nhất thế giới.
Cơ quan chức năng của thành phố Dubai từng bắt giữ rất nhiều người ăn xin tại đây. Họ không hẳn là những người quá nghèo hay không nhà cửa. Thậm chí, họ là những khách du lịch sang ở Dubai một thời gian và đã có nhà cửa đàng hoàng ở quê hương.
Theo Nextshark, mỗi một người ăn xin ở Dubai có thể kiếm trung bình Dh9,000 (tiền Dirham), tương đương 55 triệu đồng mỗi ngày. Với những người may mắn, họ có thể kiếm tới Dh270,000, tương đương 1,6 tỷ đồng mỗi tháng.
Không ít khách du lịch tới Dubai để làm… ăn xin.
Ông Faisal Al Badiawi, một quan chức địa phương cho biết: “Trog chiến dịch bắt giữ những người ăn xin, chúng tôi phát hiện ra rằng đa số những người ăn xin ở Dubai đều là khách du lịch có visa du lịch hay công tác. Họ lưu trú ở đây và kiếm bộn tiền nhờ làm ăn xin. Khi đến hạn phải trở về nước, họ đã kiếm được một khoản tiền rủng rỉnh”.
Thông thường, khách du lịch được lưu trú tối đa 3 tháng tại Dubai. Họ mặc những bộ đồ rách rưới và đứng xin tiền ở các trung tâm mua sắm, nơi đông người như các đoạn đường bị tắc nghẽn. Người giàu có ở Dubai không bao giờ tiếc tiền khi gặp những người ăn xin này.
Những người theo đạo Hồi có thói quen gọi là Zakat – “sự bố thí”, là một trong năm bổn phận của tôn giáo này. Những người theo đạo Hồi vì thế luôn sẵn sàng “chi đậm” cho người nghèo khổ, ngửa tay xin họ tiền.
Một ăn xin chụp ảnh bên siêu xe trên đường phố Dubai.
Có được thu nhập “khủng” như vậy, những người ăn xin này về đêm quay trở lại khách sạn để ngủ. Tờ Gulf New từng đưa tin, năm 2015, cảnh sát nước này đã bắt giữ gần 200 người ăn xin “bất hợp pháp” trong tháng ăn chay Ramadan. Tờ Khaleej Times cũng đưa tin, hồi năm 2010, cảnh sát đã bắt giữ một người ăn xin ở Dubai gốc châu Á đang cư trú tại một khách sạn 5 sao.
Các cơ quan chức năng đau đầu với việc các khách du lịch quốc tế tới đây để kiếm tiền nhờ sự thương cảm của người khác.
Đầu năm 2016 có khoảng 60 người ăn xin đã bị cảnh sát Dubai bắt giữ vì giả ăn xin, làm phiền người dân và gây rối loạn trật tự công cộng.
Cơ quan chức năng của thành phố Dubai từng bắt giữ rất nhiều người ăn xin tại đây. Họ không hẳn là những người quá nghèo hay không nhà cửa. Thậm chí, họ là những khách du lịch sang ở Dubai một thời gian và đã có nhà cửa đàng hoàng ở quê hương.
Theo Nextshark, mỗi một người ăn xin ở Dubai có thể kiếm trung bình Dh9,000 (tiền Dirham), tương đương 55 triệu đồng mỗi ngày. Với những người may mắn, họ có thể kiếm tới Dh270,000, tương đương 1,6 tỷ đồng mỗi tháng.
Không ít khách du lịch tới Dubai để làm… ăn xin.
Ông Faisal Al Badiawi, một quan chức địa phương cho biết: “Trog chiến dịch bắt giữ những người ăn xin, chúng tôi phát hiện ra rằng đa số những người ăn xin ở Dubai đều là khách du lịch có visa du lịch hay công tác. Họ lưu trú ở đây và kiếm bộn tiền nhờ làm ăn xin. Khi đến hạn phải trở về nước, họ đã kiếm được một khoản tiền rủng rỉnh”.
Thông thường, khách du lịch được lưu trú tối đa 3 tháng tại Dubai. Họ mặc những bộ đồ rách rưới và đứng xin tiền ở các trung tâm mua sắm, nơi đông người như các đoạn đường bị tắc nghẽn. Người giàu có ở Dubai không bao giờ tiếc tiền khi gặp những người ăn xin này.
Những người theo đạo Hồi có thói quen gọi là Zakat – “sự bố thí”, là một trong năm bổn phận của tôn giáo này. Những người theo đạo Hồi vì thế luôn sẵn sàng “chi đậm” cho người nghèo khổ, ngửa tay xin họ tiền.
Một ăn xin chụp ảnh bên siêu xe trên đường phố Dubai.
Có được thu nhập “khủng” như vậy, những người ăn xin này về đêm quay trở lại khách sạn để ngủ. Tờ Gulf New từng đưa tin, năm 2015, cảnh sát nước này đã bắt giữ gần 200 người ăn xin “bất hợp pháp” trong tháng ăn chay Ramadan. Tờ Khaleej Times cũng đưa tin, hồi năm 2010, cảnh sát đã bắt giữ một người ăn xin ở Dubai gốc châu Á đang cư trú tại một khách sạn 5 sao.
Các cơ quan chức năng đau đầu với việc các khách du lịch quốc tế tới đây để kiếm tiền nhờ sự thương cảm của người khác.
Đầu năm 2016 có khoảng 60 người ăn xin đã bị cảnh sát Dubai bắt giữ vì giả ăn xin, làm phiền người dân và gây rối loạn trật tự công cộng.
Tác giả: Trọng Đạt
Nguồn tin: Ione
Nguồn tin: Ione