Trong bữa ăn ngày Tết, nếu như người miền Bắc có bánh trưng thì người miền Nam có bánh tét, đặc biệt là bánh tét là cẩm nổi tiếng. Món ăn này hội tụ các nguyên liệu truyền thống như gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn dưa hành, nước cốt dừa.
Bánh Tét lá cẩm.
Bánh tét lá cẩm có màu tím rất đẹp, bắt mắt. Để làm được bánh này người ta phải chọn những loại lá tươi để xuống màu nước mới đẹp. Thịt cũng phải là thịt lợn tươi ngon được tẩm ướp vừa vặn. Xắt từng miếng bánh ra, bạn sẽ cảm nhận bánh như một bức tranh bắt mắt với màu tím, đỏ hồng, nâu, trắng, vàng hài hòa.
2. Thịt kho nước dừa
Với người miền Nam, trong ngày lễ Tết thường không thể thiếu được món thịt kho nước dừa dân dã. Thịt lợn được làm sạch cắt miêng to rồi ướp cùng với tỏi, đường để khoảng một tiếng cho ngấm gia vị.
Thịt kho nước dừa.
Cho nước dừa vòa thịt rồi đun sôi, để lửa liu riu cho đến khi thịt sôi thì nêm nếm thêm gia vị cho vừa miệng, nước mắm, đường và thả trứng vịt vào tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi thịt chín mềm, tỏa mùi thơm nức. Hầu như món ăn này không thể thiếu trên bàn tiệc.
3. Canh khổ qua nhồi thịt
Canh khổ qua nhồi thịt là món ăn mang ý nghĩa sâu sắc là cầu mong những đau khổ, khó nhọc sẽ qua đi. Không những thế đây còn là món canh rất thơm ngon, bổ dưỡng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể hiệu quả.
Món ăn này có mặt ở rất nhiều gia đình. Vị khổ qua đắng dịu sẽ chan hòa cùng nước canh ngọt thơm mùi hành ngò sẽ là món ăn rất thú vị.
4. Củ kiệu tôm khô
Nếu như miền Bắc có dưa hành thì người miền Nam có củ kiệu, món ăn chống ngấy, thường được ăn kèm với tôm khô, rắc thêm chút đường khiến món ăn có đủ vị giò, mặn, ngọt, chua, hăng, khi ăn rất thú vị.
Củ kiệu tôm khô chống ngán.
Để làm món ăn này phải chuẩn bị từ trước Tết, ăn mới có độ ngấu. Thường người ta cho củ kiệu vòa ngâm trong giấm đường trong vòng vài ngày là có thể ăn được. Khi ăn có hương vị đậm đà của tôm quyện lần vị chua ngọt, thơm gimf của củ kiệu. Đây cũng là món nhắm rất lý tưởng của những người đàn ông.
5. Lạp xưởng
Vào dịp Tết, tìm mua lạp xưởng ngon để ăn và đãi khách là nhu cầu không thể thiếu của bà con Nam bộ. Đây là món ăn truyền thống với nhiều loại lạp xưởng tươi, lạp xưởng khô, lạp xưởng nạc, lạp xưởng tôm, lạp xưởng cá…
Lạp xưởng tươi.
Lạp xưởng có thể luộc, chiên, nướng trước khi ăn. Cách được nhiều người ưa chuộng là chiên bằng nước (không dùng dầu), vừa ngon vừa an toàn cho sức khỏe.
Tác giả bài viết: An An