Cacao nóng không sữa béo
Cacao nóng tốt cho sức khỏe tim mạch. Nguồn ảnh: Internet |
Cacao nóng là món khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là trong mùa đông vì độ thơm ngon, béo ngậy của chúng. Tuy nhiên, do lo sợ khi thêm sữa sẽ gây ra những ảnh hưởng như béo phí, tăng đưòng huyết, nhiều người chỉ uống cacao không. Nếu vậy bạn hãy thay thế bằng sữa thực vật như sữa đậu nành, đặc biệt sữa hạnh nhân tốt cho sức khoẻ. Những loại sữa thực vật hoàn toàn tốt cho sức khoẻ tim mạch.
Sữa hạnh nhân chứa nhiều chất như vitamin E, calcium, phosphor, sắt. Hơn thế nữa, một hàm lượng lớn protein, chất xơ hạn chế cảm giác thèm ăn của bạn. Hạnh nhân làm tăng sản xuất insulin, giúp đốt cháy chất béo, đẩy lùi bệnh tiểu đường. Bà Misa Lee, chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện NewYork / Trung tâm Y tế Weill Cornell cho biết “ Tìm một loại sữa không chứa cholesterol trong cốc cacao là một ý kiến sáng suốt cho sức khoẻ. Bạn cũng có thể sử dụng sữa bò không chất béo hay sữa chỉ có 1% bơ”. Một cốc cacao hào quyện giữa vị socola đen rất giàu chất phenol bảo vệ tim mạch, với vị ngậy của sữa thực vật tốt cho tim sẽ giúp bạn an tâm thưởng thức mà không có bất kỳ lo ngại nào.
Rượu táo không lên men (Apple Cider)
Cider chỉ các loại rượu lên men bằng trái cây, nồng độ cồn có thể rất ít hoặc không có, hơi sánh đặc, thường được làm nóng trước khi dùng. Rượu táo là phổ biến hơn cả.
Đun nóng rượu táo rồi cho thêm chút quế, đinh hương, tiêu để làm dấy lên hương vị. Trong rượu táo chứa một hàm lượng lớn vitamin C, tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hoá rất hiệu quả. Kali trong Apple Cider làm giảm các bệnh viêm khớp và thấp khớp. Rượu táo chứa nhiều phenol làm tăng yếu tố chống lão hoá và giảm khả năng ung thư. Sự kết hợp của chất phytonitrient chống viêm và chống oxy hoá trong rượu táo làm giảm ảnh hưởng của LDL( cholesterol có hại) cho cơ thể, giảm nghẽn động mạch vành dẫn đến xơ vữa động mạch, bảo vệ tim khỏi những căn bệnh đáng sợ. Thêm chút quế tăng khả năng bảo vệ sức khoẻ tim mạch. Quế củng cố sức khoẻ hệ tim mạch, tốt cho người bị cao huyết áp.
Để làm Apple Cider, táo được xay nguyên vỏ, ép lấy nước. Mặc dù cider thường lên men, nhưng Apple Cider là ngoại lệ. Bạn có thể tự lên men hoặc cho chút rượu rum vào trong nước ép táo. Chút rượu rum tạo vị say nhè nhẹ trong đồ uống. Còn nếu muốn lên men tự nhiên, giữ lại một ít phần bã táo rồi lên men.
Nước ép quả lựu
Cho đến gần đây, nước ép quả lựu đã được liệt kê vào danh sách các loại đồ uống có tác dụng chống lại bệnh tim mạch. Các nhà nghiên cứu của Đại học California đã đo khả năng chống oxy hóa của nước ép quả lựu cao trên ba lần so với rượu vang đỏ hoặc trà xanh, và nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng tiêu thụ nước ép quả lựu thường xuyên có thể làm giảm cholesterol, giảm mảng bám động mạch (một yếu tố nguy cơ cho bệnh tim), và tăng lưu lượng máu đến tim.
Cách uống: Uống nước ép quả lựu tươi bất cứ khi nào có thể, nhưng nên tránh cho thêm chất ngọt vào uống cùng.
Rượu vang đỏ
Rượu vang đỏ có chứa rất nhiều các hợp chất bảo vệ tim mạch, trong đó có resveratrol, polyphenol được tìm thấy trong nho (đó là lý do tại sao rượu vang đỏ thắng hơn nước ép nho).
Resveratrol có đặc tính chống oxy hóa và được cho là để bảo vệ các mạch máu ở tim và giúp ngăn ngừa cục máu đông hình thành. Ngoài ra còn có một số bằng chứng cho thấy tiêu thụ rượu vang đỏ trung bình có thể làm tăng cholesterol HDL (tốt).
Cách uống: Không nên uống nhiều rượu vang đỏ, phụ nữ không nên uống nhiều hơn một ly mỗi ngày, đàn ông không nên uống nhiều hơn 2 ly.
Cần tây
Nước ép cần tây chứa các đặc tính chống tăng huyết áp vì có phthalides. Những hợp chất tự nhiên này làm giãn các mô của thành động mạch để tăng cường lưu lượng máu và hạ huyết áp.
Nam việt quất
Quả này rất giàu polyphenol giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ nước ép nam việt quất thường xuyên làm giảm độ cứng động mạch.
Nho đỏ
Nước ép nho đỏ giúp bảo vệ chống lại cholesterol LDL bị ô xy hóa. Ngoài ra, nho đỏ chứa resveratrol giúp ngăn tiểu cầu dính vào nhau.
Tác giả: Bằng Lăng (TH)
Nguồn tin: tieudung.vn