500 bài Trắc nghiệm THPT Quốc gia 2019 cần phải xem lại

Theo đúng kế hoạch, ngày mai Bộ giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ công bố kết quả thi. Tuy nhiên, theo thông tin từ Ban chấm thi tỉnh Lạng Sơn thì có khoảng 400 bài thi Trắc nghiệm của thí sinh phải kiểm tra sửa lại và khoảng 100 bài thi bị thí sinh tô nhầm mã đề, nhầm số báo danh.

Đề Sử “dễ thở”, thí sinh làm xong sớm

Sáng nay, nhiều thí sinh thi xong môn Lịch sử ra về đều hớn hở khoe làm bài xong sớm trước thời gian. Nhiều em cho biết đề trắc nghiệm 40 câu nhưng chỉ mất 30 phút hoàn thành.

Đề thi THPT quốc gia thử nghiệm: Toán hay, Văn và Vật lý khó

Chiều ngày 20/1, sau nhiều ngày chờ đợi, Bộ GD&ĐT đã công bố bộ đề thi thử nghiệm kỳ thi THPT quốc gia 2017 gồm 14 môn. Trong đó, đa số các môn thi đều áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan (trừ Ngữ Văn). Dưới đây là những nhận xét ban đầu của các giáo viên về bộ đề thi có hình thức hoàn toàn mới mẻ này.

Thi THPT quốc gia 2017: Đề xuất thành lập các trung tâm in sao đề thi

Quy chế dự thảo phương án thi THPT quốc gia năm nay quy định mỗi tỉnh, thành phố sẽ tổ chức một cụm thi do Sở GD&ĐT chủ trì. Theo đó, các sở phải chủ động cả việc in sao đề thi. Tuy nhiên, lãnh đạo các sở lo lắng, năm nay thi trắc nghiệm nhiều môn cộng với mỗi phòng thi có nhiều mã đề sẽ dễ xảy ra nhầm lẫn, sai sót. Nhiều địa phương kiến nghị Bộ GD&ĐT nên lập các trung tâm in sao đề để giảm bớt gánh nặng cho công tác tổ chức thi.

Không công bố đáp án kỳ thi THPT quốc gia 2017: Giáo viên bất ngờ, học sinh lo lắng

Một điểm mới hết sức bất ngờ đối với thí sinh của kỳ thi THPT 2017 đó là Bộ GD&ĐT sẽ không công bố đề thi, đáp án môn thi trắc nghiệm. Các giáo viên, chuyên gia giáo dục cho rằng, điều này là không hợp lý bởi một kỳ thi không có đáp án sẽ không đảm bảo sự minh bạch, khách quan. Còn học sinh thì hoang mang, lo lắng vì không biết đúng, sai thế nào.

Thi theo trắc nghiệm: Hiếm điểm khá, giỏi

Nhiều trường THPT tại TP HCM vừa hoàn tất việc chấm thi học kỳ I năm học 2016-2017, phổ điểm thi theo hình thức trắc nghiệm chủ yếu ở mức trung bình

10 sự kiện giáo dục - khuyến học năm 2016

Năm 2016 khép lại với nhiều sự kiện quan trọng trong lĩnh vực giáo dục - khuyến học. Trong đó, quyết định thay đổi kĩ thuật kì thi THPT quốc gia sang hướng thi trắc nghiệm, đặc biệt là môn Toán, đã mở ra nhiều tranh luận trong xã hội và giới khoa học…

Muốn thi Sử điểm cao, đọc kỹ sách giáo khoa

Thi THPT quốc gia năm nay, Lịch sử là một trong những môn lần đầu thi trắc nghiệm. Để đạt điểm cao, thí sinh cần đọc kỹ sách giáo khoa, nắm vững khái niệm, bản chất của các sự kiện lịch sử.

Thi học kỳ bằng trắc nghiệm: Vừa thực hiện, vừa điều chỉnh

Để giúp học sinh làm quen với thi trắc nghiệm, từ đầu năm học, nhiều trường THPT trên địa bàn đã tổ chức dạy, kiểm tra và thi thử . Tuy nhiên, kết quả còn thấp khiến cho GV và cả học sinh cảm thấy lúng túng, áp lực. Nhất là ngay trong kiểm tra học kỳ 1 năm nay, HS sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm. Vì vậy, vừa dạy học vừa điều chỉnh cho phù hợp là cách các nhà trường đang thực hiện.

Kiểm điểm 'người của Bộ' tham gia viết sách luyện thi

Sau khi Thanh Niên phản ánh hiện tượng tràn lan sách và dịch vụ luyện thi 'ăn theo' trắc nghiệm (trên số báo ra ngày 28.11), ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, đã trả lời PV Thanh Niên xung quanh vấn đề này.

Cẩn trọng với dịch vụ 'ăn theo' trắc nghiệm

Nắm bắt tâm lý lo lắng của học sinh và nhà trường với những môn thi lần đầu tiên áp dụng hình thức trắc nghiệm kỳ thi THPT quốc gia 2017, các nhà xuất bản, trung tâm luyện thi đã tung ra hàng loạt sách và dịch vụ “ăn theo” mà không ai kiểm chứng.

Mỗi thí sinh một đề, liệu có đảm bảo công bằng?

Theo công bố của Bộ GD&DT, năm nay kỳ thi THPT quốc gia đa số môn thi đều theo phương thức trắc nghiệm. Mỗi thí sinh sẽ có một mã đề riêng, đảm bảo tới 80% câu hỏi không trùng lặp. Tuy nhiên, học sinh lại lo một khi cùng lúc có nhiều bộ đề, liệu có đảm bảo sự công bằng khó, dễ ở tất cả các đề?

Thi trắc nghiệm, xác suất tiêu cực là bao nhiêu?

Ông Sái Công Hồng, giám đốc trung tâm Khảo thí, ĐH Quốc gia Hà Nội, nơi đã 2 năm tổ chức thi đánh giá năng lực bằng thi trắc nghiệm chia sẻ trước băn khoăn thì trắc nghiệm có nhiều tiêu cực.

Nguy cơ chuyển sang kiểu dạy học đối phó

Dù Bộ GD-ĐT đã công bố phương án thi THPT quốc gia năm 2017, giáo viên và học sinh chuẩn bị ôn tập theo hướng thi mới nhưng dư luận vẫn còn bàn tán nhiều về vấn đề thi trắc nghiệm hay luận đề đối với một số môn học.

Thi trắc nghiệm Sử, biến học sinh thành... "con vẹt"

Với việc chỉ có 40 câu hỏi thi trắc nghiệm trong thời gian làm bài 50 phút, học sinh có thể tích bừa cũng có thể thoát điểm liệt. Nhiều chuyên gia Sử học cho rằng, cách thi này sẽ biến học sinh thành những "con vẹt".

Du học sinh Việt mách chiến thuật vượt qua kì thi trắc nghiệm dễ dàng

Với kinh nghiệm đối mặt với các môn thi trắc nghiệm khối khoa học tự nhiên tại Việt Nam và các kì thi chuẩn hóa bắt buộc vào đại học Mỹ, 3 chàng trai Nguyễn Sử Phương Phúc, Phạm Thanh Tùng và Nguyễn Vĩnh Khương chia sẻ bí quyết của họ cùng các sĩ tử năm nay.

TOP