Trong tỉnh

Quản lý thị trường Nghệ An xử phạt chuỗi siêu thị Vilco Mart24h tại Nghệ An

Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH TM Tấn Hoài, người đại diện theo pháp luật là bà Nguyễn Thị Hoài với số tiền 1,5 triệu đồng vì hành vi “Không niêm yết giá hàng hóa tại địa điểm phải niêm yết theo quy định của pháp luật”.

Đội Quản lý thị trường số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Nghệ An vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH TM Tấn Hoài, người đại diện theo pháp luật là bà Nguyễn Thị Hoài với số tiền 1,5 triệu đồng vì hành vi “Không niêm yết giá hàng hóa tại địa điểm phải niêm yết theo quy định của pháp luật”.

Một trong nhiều điểm kinh doanh của chuỗi siêu thị Vilco Mart24h tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An "trắng thông tin", không niêm yết giá.

Tại biên bản số 290401181/BB-VPHC của Đội QLTT số 4 về lĩnh vực quản lý giá thông tin, vào hồi 7h45 ngày 01/09, Đội QLTT số 4 tiến hành kiểm tra cửa hàng kinh doanh bánh kẹo, nước giải khát Vilco Mart24h của Công ty TNHH TM Tấn Hoài, địa chỉ tại xóm 9, xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Kết quả kiểm tra cho thấy cơ sở kinh doanh này không thực hiện việc niêm yết giá hàng hóa tại địa điểm kinh doanh theo quy định tại điểm b, khoản 5, Điều 12, Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20/06/2021 của Quốc hội khó XIII.

Đội QLTT số 4 đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH TM Tấn Hoài, người đại diện theo pháp luật là bà Nguyễn Thị Hoài – Đơn vị nhượng quyền thương hiệu Siêu thị Vilco Mart 24h với số tiền 1,5 triệu đồng vì hành vi “Không niên yết giá hàng hóa tại địa điểm phải niêm yết theo quy định của pháp luật” được quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 12, Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5, Điều 1, Nghị định 49/2016/NĐ-CP ngày 27/05/2016.

Tuy nhiên, thực tế Quản lý thị trường chỉ phạt theo kiểu “chiếu lệ”? Theo điều tra của PV Thương hiệu & Công luận, hệ thống siêu thị Vilco Mart24h tại Nghệ An có 05 điểm kinh doanh thì có đến 04 điểm do Đội QLTT số 4 quản lý (01 điểm khác đóng tại huyện Diễn Châu do Đội QLTT số 1 phụ trách). Ở 04 điểm kinh doanh này cũng đều có nhiều hàng hóa có nguồn gốc nước ngoài nhưng không có nhãn phụ, người tiêu dùng không xác định được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Hơn nữa, tại 04 điểm kinh doanh này, nhiều hàng hóa “trắng thông tin” không có tem nhãn ghi rõ các thông tin của hàng hóa, không niêm yết giá hàng hóa khiến người tiêu dùng rất dễ nhầm lẫn, gây tâm lý khó chịu khi chọn mua hàng.

Thế nhưng khi kiểm tra, Đội QLTT số 4 chỉ kiểm tra một điểm kinh doanh tại xóm 9, xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An và lập biên bản tại đây. Hơn nữa, những hàng hóa “trắng thông tin”, các sản phẩm hàng hóa không có nhãn phụ đã đi đâu thì không thấy nhắc đến trong biên bản?

Vì vậy, Đội QLTT số 4 cũng chỉ xử phạt vi phạm hành chính ở mức nhẹ nhất với số tiền 1,5 triệu đồng về hành vi “Không niên yết giá hàng hóa tại địa điểm phải niêm yết theo quy định của pháp luật”.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Hồng, Đội trưởng Đội QLTT số 4 lý giải rằng: “Cả 04 điểm đều là của Công ty TNHH TM Tấn Hoài” nên chỉ cần kiểm tra một điểm. Còn hàng hóa “trắng thông tin”, không nhãn phụ thì khi chúng tôi đến kiểm tra đã không còn trên kệ bán hàng?”

Thông báo của Siêu thị Vilco Mart24h gửi đến Thương hiệu & Công luận ngay sau khi báo chí đăng tải về phản ánh của người tiêu dùng liên quan đến hàng hoá, sản phẩm không hạn sử dụng.

Trước đó, Thương hiệu & Công luận đã từng phản ánh chuỗi siêu Vilco Mart 24h tại Hà Nội và Bắc Ninh bày bán nhiều sản phẩm "trắng thông tin" không nguồn gốc xuất xứ, không tem nhãn, không hạn sử dụng, không tem nhãn phụ tiếng Việt…

Sau khi bài viết: Siêu thị Vilco Mart24h bày bán nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ tại Bắc Ninh được đăng tải trên Thương hiệu & Công luận vào ngày 12/08/2022 nhận được nhiều quan tâm của người tiêu dùng. Ngày 13/08/2022, phía Ban giám đốc chuỗi siêu thị kết nối yêu thương Vilco Mart24h - thuộc Công ty CP Tập đoàn đầu tư kết nối yêu thương Việt Nam do ông Đinh Trọng Vỹ ký thông báo về việc hàng hoá, sản phẩm không tem nhãn do Thương hiệu và Công luận phản ánh đến thành viên của tổ chức mình.

Theo nội dung thông báo: “Theo phản ánh của Báo Thương hiệu & Công luận ngày 12/08/2022 tại Siêu thị Kết nối yêu thương Vilco Mart24h địa chỉ 2 khu phố Tiến Bào, phường Phù Khê, TP. Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh về vấn đề nhiều sản phẩm, thực phẩm được bày bán trong hệ thống siêu thị chưa được rà soát, hoàn thiện hết về thông tin xuất xứ, tem nhãn, hạn sử dụng, tem nhãn phụ tiếng Việt… gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của toàn bộ hệ thống Siêu thị Vilco Mart24h. Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư kết nối yêu thương Vilco Mart24h toàn bộ giám đốc chuỗi Siêu thị kết nối yêu thương Vilco Mart24h trên toàn quốc phải thực hiện cam kết theo tiêu chí và hợp đồng hai bên đã ký kết”.

Tuy nhiên, không chỉ Siêu thị Vilco Mart24h Bắc Ninh mà Siêu thị Vilco Mart24h Hà Nội cũng xảy ra tình trạng tương tự, bày bán nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Đến ngày 15/08/2022, bài viết: Siêu thị Vilco Mart24h Hà Nội bày bán nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ ghi nhận phản ánh của người tiêu dùng được đăng tải trên Thương hiệu Công luận.

Trên facebook VILCO MART24H, công ty này cũng đã thừa nhận về hàng hoá sản phẩm của mình bị lỗi.

Cùng ngày, trên Facebook của VILCO MART24H, hệ thống siêu thị này cũng đã thừa nhận về hàng hoá sản phẩm của mình bị lỗi và làm công văn giải trình với hệ thống của mình rằng:

“Đầu tiên xin lỗi vì sự cố quản lý không tốt mới để trình trạng này xảy ra sự việc như trên. Thứ hai là biết ơn bên báo đã phản ảnh và góp ý cho VILCOGROUP để càng ngày càng phục vụ tốt hơn nữa. Thứ ba, siêu thị mới khai trương nên mọi việc đang Setup chưa được kiện toàn. Thứ tư, còn về việc tại sao có những sản phẩm như trên mà Thương Hiệu và Công Luận phản ảnh như vậy là vì một số mặt hàng nhập từ Hàn Quốc giấy tờ đầy đủ kể cả có tem phụ nữa những chưa dán kịp ngoài ra còn hơn chục hộp đồ đông lạnh là của người nhà làm gửi vào vừa để gia đình ăn vừa để bán, tem cũng có sẵn hết nhưng vì làm tem bằng chất liệu giấy khi dán vào rồi để trong tủ đông bị tróc hết nên phải cho in lại tem bằng chất liệu nilon. Còn siêu thị ở Hà Nội là đang trong quá trình Setup chưa khai trương. Một lần nữa VILCOGROUP xin đại diện cho Giám Đốc chi nhánh siêu thị tại Bắc Ninh xin lỗi vì sự cố này. VILCOGROUP hứa sẽ khắc phục ngay lập tức không còn để trình trạng này sảy ra nữa.”

Liên quan đến vấn đề nêu trên, theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh, đơn vị này đã tiến hành kiểm tra, xử lý siêu Vilco Mart 24h cơ sở Bắc Ninh về vấn đề hàng hoá và quyết định ra văn bản xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật. Chúng tôi đang chờ kết quả xử lý của Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh.

Được biết, hệ thống siêu thị Vilco Mart24h thuộc quyền sở hữu của Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư kết nối yêu thương Việt Nam (địa chỉ: 17/2 Hà Huy Giáp, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh) do ông Đinh Trọng Vỹ là người đại diện pháp luật. Hiện nay, hệ thống cửa hàng này có 11 cơ sở nằm trên địa bàn các tỉnh Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thanh Hoá, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng và Bắc Ninh.

Quy định về hàng hoá, tem nhãn

Nghị quyết số 41/NQ-CP, ngày 09/06/2015 về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lận, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.

Theo quy định của pháp luật, sản phẩm bày bán phải có nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hoá bao gồm hai loại là nhãn gốc và nhãn phụ. Nhãn gốc: Đây là nhãn được thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó (được quy định tại khoản 3, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Nhãn phụ cũng tương tự như nhãn gốc được gắn lên trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm nhưng ngôn ngữ sử dụng phải là tiếng Việt, trên đó nêu rõ những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc luật định các cá nhân, tổ chức phải dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc là những nội dung mà nhãn gốc còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung (được quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về thông tin in trên nhãn phụ và quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu, quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả có thể phạt tiền đến 200 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Cùng với đó, tại Điều 10, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung về tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa. Trường hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn thì các nội dung: Tên hàng hóa; Tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Xuất xứ hàng hóa... phải được ghi trên nhãn. Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo và trên nhãn hàng hóa phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Tác giả: PV

Nguồn tin: Thương hiệu & Công luận

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP