Điều kiện, mức hưởng chế độ ốm đau năm 2020. (Ảnh minh họa) |
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau năm 2020
Theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi thuộc một trong các trường hợp:
- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động, phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Lưu ý: Không giải quyết chế độ ốm đau cho người ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.
- Nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Với quy định này có thể thấy, điều kiện hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong năm 2020 không có sự khác biệt nào so với những năm trước đó.
Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp:
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP và Nghị định số 126/2015/NĐ-CP.
- Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Mức hưởng chế độ ốm đau 2020
Tiền chế độ ốm đau
Khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội quy định:
Mức hưởng chế độ ốm đau hàng tháng của người lao động bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trong đó, mức tiền lương tháng đóng BHXH được xác định theo Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
- Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
- Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.
Và như vậy, trong năm 2020, người lao động sẽ được nhận tiền chế độ ốm đau với mức:
|
Tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
Theo quy định tại Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội:
Trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì người lao động được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 - 10 ngày với mức hưởng mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Cụ thể:
Từ ngày 1/1/2020: Tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bằng 30% x 1,49 triệu đồng = 447.000 đồng/ngày.
Từ ngày 1/7/2020: Tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bằng 30% x 1,6 triệu đồng = 480.000 đồng/ngày.
Con người lao động bị ốm
Thời gian hưởng:
- 20 ngày làm việc/năm nếu con < 3 tuổi
- 15 ngày làm việc/năm nếu con 3 tuổi < x < 7 tuổi
Mức hưởng chế độ ốm đau = (Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc chia cho 24) x 75 (%) x Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau.
Đề xuất chi trả chế độ ốm đau cho người bị cách ly vì COVID-19 Mới đây, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động bị buộc thực hiện biện pháp cách ly y tế phòng dịch COVID-19 (nCoV). Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng và các quy định pháp luật, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đồng ý cho các trường hợp bắt buộc phải cách ly nhưng không bị mắc bệnh truyền nhiễm được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Đối với các trường hợp cách ly tại nhà, trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi người lao động cư trú, căn cứ danh sách các trường hợp phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà được trưởng ban chỉ đạo chống dịch cấp xã phê duyệt, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất Bộ Y tế đồng ý hướng dẫn cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ giải quyết chế độ ốm đau. |
Tác giả: Hoàng Mai
Nguồn tin: Báo Người đưa tin