Tuyến đường N5 nối từ QL 7A đoạn chạy qua xã Hòa Sơn (Đô Lương, Nghệ An) tới xã Nghi Thiết (Nghi Lộc) gồm ba dự án: Đường nối từ Quốc lộ 7 đến đường N5 do Sở GTVT Nghệ An làm chủ đầu tư, có chiều dài 29,1 Km, quy mô nền đường rộng 12m, mặt đường rộng 11m, tốc độ thiết kế 80Km/h, với tổng mức đầu tư trên 1.265 tỷ đồng.
Hai dự án đường N5 và D4 đi qua khu kinh tế Đông Nam do Ban Quản lý KKT Đông Nam làm chủ đầu tư. Trong đó, đường N5 có chiều dài 4,9Km, với tổng mức đầu tư trên 758 tỷ đồng. Đường D4 có chiều dài 7,1Km, tổng mức đầu tư 748 tỷ đồng. Quy mô các dự án rộng 56m. Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện ngân sách địa phương, nên đường N5 và D4 thông xe GĐ 1 một số đoạn quy mô rộng bằng chỉ một nửa bề rộng mặt đường thiết kế.
Sau hai năm gấp rút thi công, tháng 4/2017 vừa qua, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức thông xe kỹ thuật đối với tuyến đường trọng điểm này. Thế nhưng, sau hơn 3 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường nghìn tỷ với các công trình phụ trợ khác bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp, nhiều đoạn hư hỏng nặng. Điều đó đã mang đến những bức xúc, băn khoăn của dư luận về chất lượng tuyến đường trọng điểm này.
Theo ghi nhận của PL&DS, từ điểm giao cắt với QL1A, đoạn chạy qua huyện Nghi Lộc, tiếp giáp khu kinh tế Đông Nam đến xã Đại Sơn (Đô Lương) đã phải sửa chữa, chắp vá chằng chịt. Thông xe chưa bao lâu, các đơn vị thi công đã phải lập rất nhiều rào chắn cả cung đường này để sửa chữa, khắc phục những đoạn bị hỏng.
Nhiều đoạn mặt đường bị hằn lún, vỡ kết cấu bề mặt nhựa, thậm chí bong tróc hết phần bề mặt rải nhựa, để lại những ổ voi hết sức nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Nhiều đoạn, đường nứt toác những vết chân chim lớn, bị sụt lún, bằng mắt thường cũng có thể quan sát rõ hiện tượng đó.
Nghiêm trọng hơn, công trình phụ trợ như mương thoát nước hai bên đường thì bị mưa xói, trôi cả tảng bê tông. Điển hình như đoạn mương thoát nước chạy qua xã Đại Sơn. Qua thực tế khu vực bị hỏng, bằng mắt thường cũng có thể thấy rằng chất lượng công trình rõ ràng là có vấn đề. Mương thoát nước được thiết kế vữa xây với đá hộc, chỉ vài ba trận mưa qua đã cuốn trôi.
N5 là tuyến đường quan trọng của tỉnh Nghệ An. Tuyến đường này là trục chính kết nối các vùng kinh tế miền Tây Nghệ An với Khu kinh tế Đông Nam đến Cụm cảng Nghi Thiết, cảng Quốc tế Cửa Lò. Tạo cú hích lớn trong việc phát triển kinh tế cho tỉnh Nghệ An. Nâng cao năng lực vận tải hàng hóa, giao thông, thương mại, tạo cơ sở quan trọng trong việc thu hút đầu tư các dự án vào KKT Đông Nam tỉnh Nghệ An.
Đặc biệt tuyến đường N5 đi vào sử dụng sẽ giảm tải lớn cho QL 7A đang ngày đêm phải oằn mình vì lưu lượng xe rất lớn và hiện cũng đã xuống cấp.
Thế nhưng niềm vui của người dân khi tuyến đường được khai trương, thông xe chưa được bao lâu đã phải chứng kiến cảnh con đường nghìn tỷ lại hư hỏng, xuống cấp trầm trọng. Điều đó dẫn đến sự bức xúc, sự hoài nghi về chất lượng công trình.
Một số hình ảnh PL&DS ghi nhận trên tuyến đường N5:
Từ thực trạng trên đã đặt ra nhiều câu hỏi. Vì sao tuyến đường nghìn tỷ lại nhanh hư hỏng như vậy? Chủ đầu tư sẽ nói gì về những vấn đề PL&DS nêu trên? Phải chăng công trình vốn ngân sách hàng nghìn tỷ kém chất lượng?...
PL&DS sẽ tiếp tục thông tin sự việc này trong các bản tin tiếp theo.
Hai dự án đường N5 và D4 đi qua khu kinh tế Đông Nam do Ban Quản lý KKT Đông Nam làm chủ đầu tư. Trong đó, đường N5 có chiều dài 4,9Km, với tổng mức đầu tư trên 758 tỷ đồng. Đường D4 có chiều dài 7,1Km, tổng mức đầu tư 748 tỷ đồng. Quy mô các dự án rộng 56m. Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện ngân sách địa phương, nên đường N5 và D4 thông xe GĐ 1 một số đoạn quy mô rộng bằng chỉ một nửa bề rộng mặt đường thiết kế.
Sau hai năm gấp rút thi công, tháng 4/2017 vừa qua, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức thông xe kỹ thuật đối với tuyến đường trọng điểm này. Thế nhưng, sau hơn 3 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường nghìn tỷ với các công trình phụ trợ khác bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp, nhiều đoạn hư hỏng nặng. Điều đó đã mang đến những bức xúc, băn khoăn của dư luận về chất lượng tuyến đường trọng điểm này.
Theo ghi nhận của PL&DS, từ điểm giao cắt với QL1A, đoạn chạy qua huyện Nghi Lộc, tiếp giáp khu kinh tế Đông Nam đến xã Đại Sơn (Đô Lương) đã phải sửa chữa, chắp vá chằng chịt. Thông xe chưa bao lâu, các đơn vị thi công đã phải lập rất nhiều rào chắn cả cung đường này để sửa chữa, khắc phục những đoạn bị hỏng.
Nhiều đoạn mặt đường bị hằn lún, vỡ kết cấu bề mặt nhựa, thậm chí bong tróc hết phần bề mặt rải nhựa, để lại những ổ voi hết sức nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Nhiều đoạn, đường nứt toác những vết chân chim lớn, bị sụt lún, bằng mắt thường cũng có thể quan sát rõ hiện tượng đó.
Nghiêm trọng hơn, công trình phụ trợ như mương thoát nước hai bên đường thì bị mưa xói, trôi cả tảng bê tông. Điển hình như đoạn mương thoát nước chạy qua xã Đại Sơn. Qua thực tế khu vực bị hỏng, bằng mắt thường cũng có thể thấy rằng chất lượng công trình rõ ràng là có vấn đề. Mương thoát nước được thiết kế vữa xây với đá hộc, chỉ vài ba trận mưa qua đã cuốn trôi.
N5 là tuyến đường quan trọng của tỉnh Nghệ An. Tuyến đường này là trục chính kết nối các vùng kinh tế miền Tây Nghệ An với Khu kinh tế Đông Nam đến Cụm cảng Nghi Thiết, cảng Quốc tế Cửa Lò. Tạo cú hích lớn trong việc phát triển kinh tế cho tỉnh Nghệ An. Nâng cao năng lực vận tải hàng hóa, giao thông, thương mại, tạo cơ sở quan trọng trong việc thu hút đầu tư các dự án vào KKT Đông Nam tỉnh Nghệ An.
Đặc biệt tuyến đường N5 đi vào sử dụng sẽ giảm tải lớn cho QL 7A đang ngày đêm phải oằn mình vì lưu lượng xe rất lớn và hiện cũng đã xuống cấp.
Thế nhưng niềm vui của người dân khi tuyến đường được khai trương, thông xe chưa được bao lâu đã phải chứng kiến cảnh con đường nghìn tỷ lại hư hỏng, xuống cấp trầm trọng. Điều đó dẫn đến sự bức xúc, sự hoài nghi về chất lượng công trình.
Một số hình ảnh PL&DS ghi nhận trên tuyến đường N5:
Từ thực trạng trên đã đặt ra nhiều câu hỏi. Vì sao tuyến đường nghìn tỷ lại nhanh hư hỏng như vậy? Chủ đầu tư sẽ nói gì về những vấn đề PL&DS nêu trên? Phải chăng công trình vốn ngân sách hàng nghìn tỷ kém chất lượng?...
PL&DS sẽ tiếp tục thông tin sự việc này trong các bản tin tiếp theo.
Tác giả: Hoàng Phạm - PL&DS
Nguồn tin: Pháp luật & Dân sinh
Nguồn tin: Pháp luật & Dân sinh