Giữ nước cho cơ thể: Uống nước hoặc bất kỳ loại đồ uống không đường nào khác có thể giúp bạn giảm cảm giác thèm đồ ăn nhẹ có đường hoặc mặn. Thông thường, tình trạng mất nước có thể dẫn đến cảm giác đói bị nhầm lẫn với cảm giác thèm ăn. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn đang uống đủ nước và giữ nước trong suốt cả ngày. |
Tránh thực phẩm chế biến và đóng gói: Thực phẩm chế biến và đóng gói thường chứa nhiều đường, muối và chất béo không lành mạnh. Những món ăn này có sức hấp dẫn với dạ dày của bạn. Thế nhưng khi đang thực hiện giảm cân, thay vì ăn các món ăn đóng gói sẵn, bạn nên chọn các loại thực phẩm ăn vặt như trái cây, rau, quả hạch và hạt. |
Ngủ đủ giấc: Ngủ không đủ giấc có thể làm tăng cảm giác đói và thèm đồ ăn vặt không lành mạnh. Do đó, bạn nên đặt mục tiêu ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm để điều chỉnh nội tiết tố và kiểm soát cảm giác thèm ăn. |
Ăn đủ chất đạm: Protein là một chất dinh dưỡng đa lượng có thể giúp bạn cảm thấy no và dễ dàng kiểm soát cảm giác thèm ăn hơn. Vì thế bạn nên kết hợp protein vào mỗi bữa ăn, chẳng hạn như trứng, đậu phụ, thịt gà hoặc cá. |
Thực hành ăn uống có chánh niệm: Ăn có chánh niệm nghĩa là việc sử dụng tất cả các giác quan thể chất và cảm xúc của mình để trải nghiệm và thưởng thức, lựa chọn món ăn, loại thực phẩm mà bản thân yêu thích. Điều này giúp bạn lắng nghe tín hiệu của cơ thể, ăn khi đói và dừng khi no. Từ đó có thể giúp bạn kiểm soát cảm giác thèm ăn và tránh ăn quá nhiều. |
Lên kế hoạch cho bữa ăn và đồ ăn nhẹ của bạn: Lên kế hoạch cho các bữa ăn và đồ ăn nhẹ có thể giúp bạn đi đúng hướng và tránh ăn uống theo sở thích. Vì thế bạn cần đảm bảo cung cấp một lượng cân bằng carbohydrate, protein và chất béo lành mạnh trong bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ để kiểm soát cảm giác thèm ăn. |
Quản lý căng thẳng: Căng thẳng có thể kích hoạt cảm giác thèm ăn, dẫn đến ăn quá nhiều hoặc ăn vặt không lành mạnh. Cố gắng kiểm soát mức độ căng thẳng của bạn bằng cách tập yoga, thiền hoặc hít thở sâu./. |
Tác giả: N.Hà
Nguồn tin: vov.vn