Tại phiên họp Chính phủ hôm nay, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân đề nghị Chính phủ giao Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức TƯ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, hoàn thiện thể chế quản lý cán bộ, công chức, viên chức, khắc phục những bất hợp lý trong công tác cán bộ.
Cụ thể, tổng kết và đánh giá, sửa đổi luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức; khẩn trương bổ sung quy định về việc xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức, viên chức có vi phạm, kể cả khi đã thôi việc, nghỉ hưu.
Cùng với đó là hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ giữa các khâu và liên thông giữa các cấp. Đồng thời đẩy mạnh quy hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ sau quy hoạch....
Bộ trưởng Nội vụ cũng nhấn mạnh đến việc xây dựng cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài để xây dựng đội ngũ cán bộ. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, có phẩm chất và uy tín, đủ năng lực, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới…
Sàng lọc cán bộ, không chờ hết nhiệm kỳ
Bộ trưởng Nội vụ đề nghị các bộ, ngành, địa phương rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc, quản lý, điều hành bảo đảm công khai, minh bạch.
Qua đó góp phần xoá bỏ cơ chế xin-cho, duyệt-cấp, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, “sân sau”, trục lợi trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công…
Để thực hiện nghị quyết có hiệu quả, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đưa giải pháp: Chấm dứt ngay tình trạng ăn uống, liên hoan, gặp mặt khi hội họp, được đề bạt, bổ nhiệm, thuyên chuyển công tác và việc tổ chức cưới hỏi, ma chay, giỗ Tết… một cách xa hoa, lãng phí, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, gây phản cảm trong xã hội.
Đồng thời, tăng thẩm quyền và đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác cán bộ dưới quyền để kiểm điểm khi có dấu hiệu vi phạm hoặc chậm trễ, kém hiệu quả trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Bộ trưởng Nội vụ cho hay, kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với cán bộ làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất, không cần chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu.
Đồng thời, thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định, xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải trình và giám sát tăng giảm tài sản của cán bộ, công chức. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước cần chủ trì xây dựng đề án tăng cường hiệu quả công tác phòng chống rửa tiền.
Bộ Nội vụ đề nghị Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện nghị quyết TƯ 4, trong đó xác định cụ thể trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương và thời hạn thực hiện.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11. Ảnh: VGP
Cụ thể, tổng kết và đánh giá, sửa đổi luật Cán bộ, công chức và luật Viên chức; khẩn trương bổ sung quy định về việc xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức, viên chức có vi phạm, kể cả khi đã thôi việc, nghỉ hưu.
Cùng với đó là hoàn thiện các quy định về công tác cán bộ, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ giữa các khâu và liên thông giữa các cấp. Đồng thời đẩy mạnh quy hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ sau quy hoạch....
Bộ trưởng Nội vụ cũng nhấn mạnh đến việc xây dựng cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài để xây dựng đội ngũ cán bộ. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, có phẩm chất và uy tín, đủ năng lực, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới…
Sàng lọc cán bộ, không chờ hết nhiệm kỳ
Bộ trưởng Nội vụ đề nghị các bộ, ngành, địa phương rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc, quản lý, điều hành bảo đảm công khai, minh bạch.
Qua đó góp phần xoá bỏ cơ chế xin-cho, duyệt-cấp, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, “sân sau”, trục lợi trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công…
Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân
Để thực hiện nghị quyết có hiệu quả, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đưa giải pháp: Chấm dứt ngay tình trạng ăn uống, liên hoan, gặp mặt khi hội họp, được đề bạt, bổ nhiệm, thuyên chuyển công tác và việc tổ chức cưới hỏi, ma chay, giỗ Tết… một cách xa hoa, lãng phí, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, gây phản cảm trong xã hội.
Đồng thời, tăng thẩm quyền và đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác cán bộ dưới quyền để kiểm điểm khi có dấu hiệu vi phạm hoặc chậm trễ, kém hiệu quả trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Bộ trưởng Nội vụ cho hay, kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ chức đối với cán bộ làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất, không cần chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu.
Đồng thời, thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định, xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải trình và giám sát tăng giảm tài sản của cán bộ, công chức. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước cần chủ trì xây dựng đề án tăng cường hiệu quả công tác phòng chống rửa tiền.
Bộ Nội vụ đề nghị Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện nghị quyết TƯ 4, trong đó xác định cụ thể trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương và thời hạn thực hiện.
Tác giả bài viết: Phương Nguyên
Nguồn tin: