|
Cây sộp này có đường kính bóng mát 20m, cao khoảng 30m. Theo những bậc cao niên trong vùng, mỗi khi trời sắp mưa, những chùm rễ của cây sộp sẽ tự động chuyển sang màu trắng.
Khi thấy dấu hiệu này, ngư dân trong vùng sẽ cho tàu thuyền nằm bờ nhằm hạn chế tai nạn xảy ra.
Cây sộp có bộ rễ rất đẹp. |
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Trưởng ban quản lý khu di tích cây Sộp Vạn Giã, nơi chăm sóc cây sộp cho biết: “Khả năng dự báo thời tiết khi trời sắp mưa của cây được người trong vùng khẳng định từ lâu nay rồi. Còn về độ tuổi của cây, dùng phương pháp siêu tra, suy sâu tức là hỏi từ những ông cố, ông sơ trong vùng thì biết rằng cây đã có từ cách đây 400 năm”.
Trung Quốc cũng tồn tại một cây cổ thụ có khả năng dự báo thời tiết chính xác đến 90% và hoàn toàn có thể lý giải trên cơ sở khoa học.
Theo đó, tại làng Hưởng Thủy ở huyện Thiên Trụ, Thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, có khả năng dự báo thời tiết chính xác đến 90%.
Cây cao 60m và có đường kính khoảng 3m. Thân cây 90% bị rỗng, tạo thành một hốc lớn đủ sức chứa được hơn 10 người. Từ trong hốc này, người ta có thể nhìn lên bầu trời qua một cái lỗ nhỏ ở phía trên, được người dân gọi là "mắt trời".
Già làng Đường Văn Tự (92 tuổi) cho biết cây cổ thụ này được xem là "biểu tượng" của làng Hưởng Thủy. Vì tán lá tươi tốt nên dân làng thường đến đây nghỉ ngơi, trò chuyện và uống trà vào mùa hè. Tuy nhiên, không ai trong làng biết cây có từ bao giờ vì khi còn nhỏ họ đã thấy cây vô cùng cao lớn.
Ngoài cao lớn và nhiều tuổi, cây cổ thụ này còn được người dân địa phương coi trọng vì khả năng dự báo thời tiết đặc biệt.
Theo cụ Đường, vào ngày nắng, nếu đứng trong hốc cây nhìn lên trên thấy hơi sương, chưa tới hai ngày sau trời có thể đổ mưa. Trong khi đó vào ngày mưa, nếu đứng trong hốc nhìn lên thấy "mắt trời" lúc tỏ lúc mờ, có nghĩa mưa dầm cũng sẽ tạnh.
Cụ Đường cho biết: "Khả năng dự báo chính xác của cây lên tới 90%. Trước khi có dự báo thời tiết, dân làng thường dựa vào những dự đoán này để thực hiện các hoạt động như gieo trồng nông sản".
Chuyên gia của Cục Lâm nghiệp huyện Thiên Trụ cho biết khả năng dự báo thời tiết của cây cổ thụ làng Hưởng Thủy có thể lý giải trên cơ sở khoa học. Theo đó, khi trời nắng nóng nhiều ngày, không khí ẩm trước cơn mưa tràn vào hốc cây và ngưng tụ khí do chênh lệch nhiệt độ.
Còn khi trời mưa nhiều ngày sắp tạnh, mây có dấu hiệu tan và di chuyển nhanh trên bầu trời. Nên khi đứng trong hốc cây nhìn lên, sẽ thấy mây lúc dày lúc mỏng di chuyển ngang qua, điều này lý giải cho hiện tượng lúc tỏ lúc mờ của "mắt trời".
Tác giả: Duy Huy (t/h)
Nguồn tin: nguoiduatin.vn