“Trạm thu phí đóng ngay ở giữa xã, chúng tôi đưa con đi học, đi chợ hay đi tảo mộ cũng bị thu phí, rất vô lý” - anh Trì nói.
Ông Nguyễn Văn Hảo nói, sau nhiều lần thỏa thuận bất thành, cuối cùng công ty Sông Đà chấp nhận giảm 50% phí qua cầu cho người dân trong xã.
“Chúng tôi ở cách tuyến BOT hơn 20km, không lưu thông trên tuyến đường này nhưng gần chục năm nay è cổ đóng phí, như thế không hợp lý, dù phí đã giảm 50%” - ông Hảo kể.
Ông Trần Văn Đình (thôn 8, xã Cẩm Minh) nhẩm tính, mỗi lượt đi và về qua Cầu Rác đều phải trả 150 ngàn đồng. Như vậy, mỗi năm ông đóng 4,9 triệu tiền phí bảo trì đường bộ.
“Dân chúng tôi rất nghèo, làm nghề lái xe bao năm không khá lên được vì những khoản phí vô lý. Cứ mở mắt là đóng phí, phí chồng phí...” - ông Đình than thở.
Tại buổi đối thoại, nhiều người dân cũng đề nghị công ty phải công khai việc thu phí những năm qua. Đồng thời, yêu cầu công ty Sông Đà hoặc miễn 100% phí qua cầu cho người dân 2 huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, hoặc dời trạm đến điểm mới.
Ông Lương Văn Sơn, Chủ tịch HĐQT tổng công ty Sông Đà cho hay đã mạnh dạn giảm phí vượt quy định suốt nhiều năm nay.
Để san sẻ gánh nặng cho người dân, từ cuối năm 2016, công ty nhiều lần kiến nghị lên Bộ GTVT đề xuất tiếp tục miễn giảm phí cho người dân Cẩm Xuyên và Kỳ Anh nhưng Bộ GTVT vẫn chưa có ý kiến.
"Việc người dân yêu cầu di dời trạm hay miễn phí 100% là vượt ngoài thẩm quyền của công ty. Những ý kiến hôm nay của người dân chúng tôi sẽ sớm gửi lên cơ quan có thẩm quyền để sớm giải quyết” - ông Sơn cam kết.
Tác giả bài viết: Lê Minh
Nguồn tin: