Hộ gia đình anh Nguyễn Bá Tam ở Liên Trì, Liên Thàhh, Yên Thành đang còn trên 2.000 con vịt đẻ vẫn chưa thiêu thụ được, mỗi ngày gia đình phải tốn hơn 2 triệu đồng tiền thức ăn cho vịt. Ảnh: Văn Trường. Toàn xã Liên Thành, Yên Thành có khoảng trên 20.000 con vịt thịt, theo các hộ chăn nuôi, giá vịt bắt đầu giảm sâu từ đầu tháng 4 âm lịch và chạm đáy thấp nhất thời điểm này khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng. (Hàng ngàn con vịt của gia đình anh Nguyễn Bá Tam, Liên Thành không biết đi đâu về đâu). Ảnh: Văn Trường. Chung cảnh ngộ, ông Nguyễn Thọ Thao, ở xóm Lộc Thành, Nam Thành cũng đang điêu đứng vì tổng đàn vịt thịt trên 5.000 con vịt thịt đã 90 ngày tuổi chưa bán được do giá cả xuống thấp. Theo giá thị trường trước đây 38.000 đ/kg, nay giá 20.000 đ/kg, rẻ hơn giá 1kg khoai lang nhưng cũng không bán được. Hàng ngày ông Thao phải mất tiền thức ăn từ 2-3 triệu đồng. (Ảnh: Văn Trường). Chưa kể là số lượng hơn 1.500 con vịt được hơn 20 ngày tuổi "ngốn" thức ăn khá nhiều khiến ông Nguyễn Thọ Thao rất lo lắng. Ông Thao nói: "Bỏ thì thương mà vương thì nặng, không biết tính sao anh ạ, đúng là phá sản vì vịt. Ảnh: Văn Trường. Đại diện lãnh đạo xã Nam Thành cho hay: Dù có định hướng, có đề án phát triển nhưng người dân vẫn chủ yếu phát triển đàn theo cảm quan, không theo định hướng.nên cũng không có cách nào khác để giúp nhân dân tiêu thụ. Ảnh: Tại lò ấp trứng vịt của anh Nguyễn Thọ Thao mỗi ngày sản xuất từ 1.000- 1.200 quả trứng nhưng nay cũng khó tiêu thụ. Ảnh: Văn Trường. Ông Nguyễn Vương Ngọc, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thành chia sẻ: Toàn huyện Yên Thành có khoảng gần 590 ngàn con vịt. Nhưng nay, giá vịt thịt giảm mạnh so với năm ngoái. Huyện đang nỗ lực tìm đầu ra cho bà con bằng cách liên hệ với các thương lái từ các vùng miền khác nhau nhưng xem ra rất khó, vì đầu ra cho vịt đang khó tiêu thụ cả nước. Ảnh: Tại chợ Vẹo xã Liên Thành, Yên Thành, mỗi con vịt làm sẵn giá 60.000 đ nhưng rất ít người mua. Ảnh: Văn Trường. Ông Nguyễn Vương Ngọc, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thành cho biết thêm: Nguyên nhân đầu ra vịt khó khăn một phần thị trường Trung Quốc dừng mua vịt, người dân không cân đối được thị trường đầu ra cho sản phẩm. Giải pháp đặt ra hiện nay là muốn nghề nuôi vịt bền vững. Người chăn nuôi vịt cần tạo ra sản phẩm "sạch", và xây dựng thương hiệu vịt, đồng thời không mở rộng các cơ sở chăn nuôi ồ ạt.Ảnh: Vịt bày bán tại chợ gám xã Xuân Thành nhưng không ai mua. Ảnh: Văn Trường. Tác giả: Văn Trường Nguồn tin: Báo Nghệ An Từ khóa: khốn đốn ,thời điểm ,yên thành
Việt Nam có 1 "đường hầm" bí ẩn trong siêu cầu vượt biển dài nhất ĐNA: Khoảng 4,5km, không dành cho xe cộ đi lại, rất ít người biết đến