Trao đổi với DĐDN tại Triển lãm Năng lượng Mặt Trời Việt Nam - Vietnam Solar Power Expo 2019 vừa diễn ra về mức giá này, TS Vũ Thắng - Trưởng đại diện PV&Lưu trữ năng lượng của Sungrow Power Supply Co., Ltd – nhà cung cấp giải pháp biến tần hàng đầu thế giới về năng lượng tái tạo cho biết, đây là mức giá tốt nhất khu vực châu Á đối với các nhà đầu tư. Nếu so sách mức giá này với các nước trên thế giới thì theo tôi đây là mức giá hấp dẫn.
Đầu tư vào lĩnh vực điện áp mái tại Việt Nam đang được xem là hình thức kinh doanh có hiệu quả. (Ảnh minh họa) |
Đánh giá về tiềm năng của năng lượng sạch tại Việt Nam, ông Thắng cho rằng, đối với những nhà đầu tư tư nhân, đầu tư vào lĩnh vực điện áp mái tại Việt Nam là hình thức kinh doanh có hiệu quả. Vì trong tất cả các ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam hiện nay, không có ngành nào mà không phải lo lắng về đầu ra như điện mặt trời.
“Với giá mua điện áp mái hiện nay là quá hời cho các nhà đầu tư, nếu có đất chắc chắn tôi cũng sẽ đầu tư vào lĩnh vực này”, ông Thắng khẳng định.
Ông Marklus Lu – Giám đốc kinh doanh khu vực châu Á- Thái Bình Dương Công ty GCL System Integration Technology Co.,LTD chia sẻ, sắp tới nhu cầu về điện của Việt Nam rất lớn. Vì vậy, năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời là xu hướng trong tương lai rất gần. “ Tôi hy vọng, thời gian tới, Chính phủ Việt Nam sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ hơn cho các chủ đầu tư tại Việt Nam”, ông Marklus Lu nói.
Cụ thể, theo ông Marklus Lu, các nhà đầu tư mong muốn nhận được sự hỗ trợ các giải pháp tài chính để việc hoàn vốn được rút ngắn lại, cũng như huy động thêm nguồn vốn cho dự án.
Theo ông Tô Ngọc Sơn, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi (Bộ Công Thương), trong những năm gần đây, thị trường Việt Nam nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của các doanh nghiệp lớn trên thế giới trong ngành năng lượng mặt trời và sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư, nhà sản xuất và nhà thầu tham gia mạnh mẽ vào thị trường.
Việt Nam hiện đã có 82 dự án điện mặt trời với tổng công suất 4.460 MW đã hòa vào lưới điện quốc gia và điện mặt trời chiếm khoảng 10% tổng sản lượng điện cả nước. Ngoài ra, hiện cũng có khoảng 13 dự án đang được hoàn thành với tổng công suất 630 MW, dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động cuối năm 2019.
"Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp năng lượng mặt trời, hướng đến mục tiêu đưa năng lượng mặt trời trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước cần tận dụng tối đa cơ hội này để đầu tư, phát triển. Điều quan trọng đó là doanh nghiệp phải định hướng kinh doanh theo hướng sạch, bền vững", ông Sơn nói.
Hiện nay Việt Nam đã nhận được các dự án lắp đặt năng lượng mặt trời với công suất hơn 30GW sau khi Dự án Biểu giá điện hỗ trợ (Fit) đầu tiên được triển khai, với tổng công suất lắp đặt năng lượng mặt trời tăng trưởng hàng năm đạt hơn 1.000 MW.
Nhằm tăng cường sự phát triển bền vững của năng lượng tái tạo tại Việt Nam, Bộ Công Thương đã ban hành dự thảo mới từ Quyết định của Thủ tướng về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án năng lượng mặt trời tại Việt Nam. Do Quyết định 11 hiện tại của Thủ tướng Chính phủ quy định về mức giá FiT là 9,35 US cents/kWh chỉ có hiệu lực cho đến ngày 30/6/2019, nên Dự thảo quyết định này quy định chương trình FiT mới trong 2 năm nữa từ 1/7/2019 đến 30/6/2019, áp dụng cho các dự án năng lượng mặt trời tại Việt Nam. |
Để được tư vấn cụ thể xin liên hệ: Công ty Cổ phần Hekinan Địa chỉ: Số 75 - Tôn Thất Tùng - P. Hưng Dũng - Tp. Vinh - Nghệ An. Website: http://hekinansolar.com Tư vấn trực tuyến: Hotline: 02386 293 293 - 0944 517 686 – 0945 84 6776 |
Tác giả: Nguyễn Việt
Nguồn tin: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp